Bắc Ninh: Gỡ khó cho người chăn nuôi tái đàn lợn
Thiếu vốn, đàn lợn bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi, khan hiếm con giống và giá tăng cao... đang là những khó khăn đối với người chăn nuôi ở huyện Quế Võ nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chu
Do khó khăn của dịch tả lợn Châu Phi còn tiềm ẩn, người chăn nuôi ở tỉnh Bắc Ninh còn e ngại trong việc tái đàn |
Mặc dù đã đẩy mạnh các giải pháp để tăng nguồn cung như: Nhập khẩu trên 67.270 tấn thịt lợn, tăng 250% so với cùng kỳ năm 2019 (kế hoạch nhập 100.000 tấn), nhập khẩu 3.708 con lợn giống, tăng 49% so với tổng số lợn giống nhập khẩu năm 2019. Đặc biệt, mới đây, Bộ NN&PTNT đã có đề xuất nhập khẩu lợn sống về nuôi cách ly trong vòng 30 ngày, rồi đem ra giết mổ.
Những giải pháp trên dù đưa ra đầy đủ và vận dụng hết các cách thức, nhưng cần phải có độ trễ để lượng lợn giống, lợn thịt nhập về phát huy tác dụng, cũng như người tiêu dùng thay đổi hành vi tiêu dùng sang sử dụng thịt đông lạnh.
Và dường như điều mấu chốt nhất để giải quyết căn cơ bài toán cung – cầu và ổn định giá thịt lợn là thúc đẩy tái đàn ở các địa phương. Chính vì thế, ngày 2/6, Bộ NN&PTNT đề nghị lãnh đạo 22 tỉnh, thành phố - có tỷ lệ phục hồi, tái đàn thấp dưới 70% - chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp triển khai các giải pháp tối ưu nhất để tái đàn và tăng đàn lợn, đảm bảo nguồn cung thịt lợn.
Cụ thể, có chính sách hỗ trợ về đất đai, lãi suất vốn vay, tạo điều kiện thuận lợi nhằm tăng cường tái đàn và tăng đàn lợn; Kịp thời công bố hết dịch khi đủ điều kiện để các cơ sở chăn nuôi tái đàn, tăng đàn đảm bảo an toàn sinh học; Có chính sách hỗ trợ cụ thể cho việc tái đàn và tăng đàn…
Bắc Ninh là 1 trong 22 địa phương được Bộ NN&PTNT nhắc đích danh khi tỷ lệ tái đàn thấp, đạt 68% so với trước dịch.
Theo ông Đào Tiến Khuynh, Phó chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi – Thú y tỉnh Bắc Ninh cho biết, đã có hơn 131.000 con lợn phải tiêu hủy sau dịch tả lợn châu Phi, tương đương khoảng 9.000 tấn. Đến nay, việc hỗ trợ thiệt hại sau dịch cho người chăn nuôi đã cơ bản được hoàn thành với số tiền gần 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, vệ sinh chuồng trại chưa bảo đảm cùng với khan hiếm con giống do giá cao, khiến người chăn nuôi thận trọng hơn trong việc tái đàn.
“Đến nay, công tác tái đàn gặp rất nhiều khó khăn, thứ nhất, do vốn và quỹ đất dành cho nông nghiệp hạn chế. Thứ hai, việc rà soát, điều tra cụ thể chi tiết những hộ chăn nuôi đảm bảo đủ điều kiện còn yếu. Chi cục cũng lưu ý các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cố gắng hỗ trợ nguồn cung con giống. Đồng thời, lưu ý các hộ chăn nuôi sản xuất theo quy trình khép kín để giảm được chi phí không cần thiết đối với khâu trung gian. Đảm bảo được an toàn dịch bệnh, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch và chăn nuôi an toàn sinh học”, ông Đào Tiến Khuynh cho biết.
Thúc đẩy tái đàn lợn nhanh nhưng phải an toàn, bền vững |
Do đó, hiện nay các địa phương đang được khuyến khích tăng đàn, tái đàn, song quan điểm của Bộ NN&PTNT phải đảm bảo đáp ứng an toàn sinh học mới được phép tái đàn, bởi thực tế mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn còn rất nhiều ngoài môi trường, nếu không làm tốt công tác an toàn sinh học, dịch bệnh ngay lập tức sẽ xâm nhập vào trang trại gây thiệt hại rất lớn.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã tái phát tại 155 xã của 20 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy gần 4.000 con lợn.
Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục tái phát, lây lan diện rộng là rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tổ chức nuôi tái đàn, tăng đàn lợn và bảo đảm nguồn cung thịt lợn.
Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn các ổ dịch tái phát và lây lan diện rộng, khắc phục ngay những khó khăn, tồn tại, bất cập nêu trên, Bộ NN&PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố tập trung nguồn lực, khẩn trương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các không chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2020, tổng đàn lợn giảm 6,2% so với cùng kỳ trong khi cả nước có 183 xã thuộc của 19 tỉnh, thành phố có dịch chưa qua 30 ngày. Trong tháng 5/2020, bệnh dịch tả lợn châu Phi xảy ra tại 109 xã (bao gồm 1 xã mới và 108 xã tái phát ) của 11 tỉnh, số lợn buộc tiêu hủy trong tháng 5/2020 là 2.332 con. TS. Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) lưu ý, trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, các địa phương cần tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng. |
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm