0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 10/03/2023 14:19 (GMT+7)

Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Nỗi lo tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng

Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã đồng loạt kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn”.

Theo dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Tài chính đề xuất nghiên cứu bổ sung áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe, môi trường và dịch vụ hạn chế sử dụng theo chủ trương của Đảng, nhà nước như: đồ uống có đường; thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn; thuốc lá mới và thiết bị, bộ phận, dung dịch của thuốc lá mới; kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng,...

45

Bộ Tài chính cho biết, theo WHO, đồ uống có đường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng thừa cân và béo phì, là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây bệnh không lây nhiễm như tim mạch, đái tháo đường... hiện đang có mức tăng bùng nổ trong vài thập kỷ qua. Tỷ lệ thừa cân đối với người trưởng thành ở Việt Nam (trên 18 tuổi) ở cả hai giới đã tăng 68% trong giai đoạn 2002 - 2016. Theo Bộ Y tế, có bằng chứng gần đây cho thấy mối liên quan giữa tiêu thụ đồ uống có đường với bệnh không lây nhiễm gây ra tổn thất kinh tế, gánh nặng chi phí y tế và tỷ lệ tử vong.

Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu cho thấy tổn thất rất lớn về kinh tế - xã hội do bệnh không lây nhiễm gây ra. WHO đã chính thức khuyến nghị tới Chính phủ các nước để tiến hành nhiều hành động nhằm khuyến khích người dân tiếp cận thức ăn lành mạnh thông qua biện pháp đánh thuế vào đồ uống có đường để định hướng tiêu dùng. Các nước đã dần bổ sung đồ uống có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB: Năm 2012 chỉ có khoảng 15 quốc gia đến 2021 có ít nhất 50 quốc gia thu thuế TTĐB đối với mặt hàng này. Trong ASEAN có 06/10 nước đã thu thuế TTĐB đối với đồ uống có đường.

Trước những đề xuất Dự thảo này, trao đổi với PLO, ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam cho biết dự thảo sửa đổi Luật Thuế TTĐB đề xuất bổ sung “đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn” vào đối tượng chịu thuế TTĐB là chưa phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

Ông Trung cũng lo ngại khái niệm “đồ uống có đường” có thể hiểu là tất cả sản phẩm dùng để uống và có đường như sữa và sản phẩm từ sữa, sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ em, dinh dưỡng cho bệnh nhân, sữa cho phụ nữ mang thai... Đây là mặt hàng rất thiết yếu, được dùng hằng ngày ở mọi gia đình. Do đó, khi bị đánh thuế TTĐB sẽ đẩy giá các sản phẩm có lợi cho sức khỏe này tăng lên trong khi hiện nay nhiều người lao động thiếu việc làm, thu nhập giảm sẽ hạn chế tiêu dùng.

Đồng quan điểm, bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP.HCM (FFA), cũng cho biết với đề xuất đánh thuế TTĐB đối với các nhóm hàng này sẽ ảnh hưởng đến phần lớn người dùng. Bởi đây là các sản phẩm bình dân, được tiêu thụ đến tận vùng nông thôn trên cả nước, sẽ tác động trực tiếp đến chuỗi cung ứng của ngành. Chẳng hạn ngành sản xuất đường, bao bì, hệ thống phân phối bán lẻ, đặc biệt là những tiệm tạp hóa, bán rong thì thu nhập phụ thuộc trực tiếp vào việc kinh doanh những mặt hàng này.

Như vậy việc tăng thuế rất có thể sẽ đẩy doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vào thế đã khó nay càng khó hơn khi cùng lúc chịu nhiều áp lực, chi phí tăng cao trong khi khả năng tiêu thụ sản phẩm của người dân giảm. Còn người dân lại phải tiếp tục gánh chịu thêm khoản tăng chi phí trong chi tiêu hằng ngày.

Anh Nga

Bạn đang đọc bài viết Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường: Nỗi lo tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023