0915 15 67 76 [email protected]
Chủ nhật, 05/07/2020 15:56 (GMT+7)

Algeria - thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy hải sản

Sau Nam Phi, Ghana và Ai Cập, Algeria là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Việt Nam tại châu Phi; trong đó, thủy sản là một trong những nhóm hàng có nhiều tiềm năng tại đây.

Các chuyên gia nhận định, thị trường Algeria được đánh giá là dễ tính đối với hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Do thường xuyên chịu hạn hán, thiên tai, biến động chính trị nên sản xuất lương thực của Algeria không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Người dân Algeria tiêu thụ ít hải sản, khoảng 5 kg cá/năm.

Tuy nhiên, xu hướng chuyển sang ăn cá (vì chứa ít cholesterol) đang khá rõ nét, khi kim ngạch nhập khẩu cá nước ngọt của Algeria ngày một tăng. Thêm vào đó là số lượng người nước ngoài đến Algeria đầu tư, lao động cũng góp phần tăng cầu thủy, hải sản.

Tiềm năng xuất khẩu thủy hải sản sang thị trường Algeria

Thị trường Algeria rất tiềm năng cho xuất khẩu thủy hải sản của nước ta


Thủy sản luôn nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn nhất sang Algeria, trung bình 9 - 10 triệu USD/năm. Theo Hải quan Algeria, năm 2019, nước này đã nhập khẩu 32.000 tấn thủy, hải sản, kim ngạch đạt 84,2 triệu USD từ các thị trường chính là Tajikistan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Maroc. Sản phẩm xuất khẩu chính chủ yếu là cá tra, ba sa filet và cá ngừ nguyên liệu. Tổng thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng này là 51%. Giá bán 1 kg cá tra filet đông lạnh trên thị trường sở tại vào khoảng 5 USD.

Người dân tại Algeria theo đạo Hồi có truyền thống ăn thịt và ít có thói quen tiêu thụ thuỷ sản. Hơn nữa tại Algeria, cá tươi đánh bắt hoặc nuôi đều có giá bán khá cao. Vì thế, mặc dù có tiềm năng phát triển nhưng dung lượng thị trường thuỷ sản tại quốc gia Bắc Phi này nhìn chung không lớn và việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi phải có thời gian tuyên truyền, quảng bá. Với nhu cầu trong nước ước đạt 200.000 tấn/năm, trung bình, mỗi người dân Algeria tiêu thụ 5 kg cá, thấp hơn nhiều so với mức mà Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) khuyến nghị.

Tuy vậy, ngành nuôi trồng thuỷ sản của Algeria, nhất là cá nước ngọt chưa phát triển do đó vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Hơn nữa, mấy năm gần đây, số lượng người nước ngoài đến làm việc ngày càng đông cũng góp phần tăng cầu thủy sản. Mặt khác, cá da trơn được đánh giá có chứa ít cholesteron, giá bán phải chăng cũng mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam vào thị trường này.

Theo bà Nguyễn Minh Phương, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công thương), rủi ro trong thanh toán là điều mà doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm khi xuất khẩu hàng hóa qua Algeria. Bởi, các nhà nhập khẩu châu Phi không có thói quen mở thư tín dụng (L/C); do đó, họ thường đề nghị mua hàng trả chậm dưới hình thức giao hàng tại cảng đến. Doanh nghiệp xuất khẩu nên đề nghị đối tác đặt cọc ít nhất 40 - 50% giá trị lô hàng hoặc sử dụng thanh toán bằng L/C không hủy ngang có xác nhận.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Algeria - thị trường tiềm năng cho xuất khẩu thủy hải sản. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá xăng dầu quay đầu giảm 320 đồng/lít
Theo quyết định của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h ngày 25/4, giá xăng E5 giảm 310 đồng/lít, giá bán là 23.910 đồng/lít. Giá xăng RON 95 giảm 320 đồng/lít, giá bán là 24.910 đồng/lít.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023