0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

52% bác sĩ tại Nga không muốn dùng thử vaccine Sputnik V

Theo 1 khảo sát trực tuyến được thực hiện bởi bởi hơn 3.000 bác sĩ tại Nga, có tới 52% người cho biết chưa sẵn sàng để thử nghiệm loại vaccine Covid-19.

Thoe bài đăng trên trang Reuter, trong số hơn 3.000 bác sĩ tham gia khảo sát trực tuyến thông qua một ứng dụng dành cho ngành y tế Nga có tên gọi "Doctor's Guide", đã có tới 52% ý kiến không đồng ý tiêm vaccine Covid-19 "Sputnik V",  ngoài ra 24,5% trong số đó đồng ý thử nghiệm và 23,5% là ý kiến trung lập.

Ngoài ra, trong số 48% người được hỏi bày tỏ lo ngại về việc vaccine được tạo ra trong thời gian ngắn, chỉ 20% người tham gia khảo sát cho biết sẽ giới thiệu vaccine Sputnik V cho bệnh nhân, đồng nghiệp và người thân.

Đặc biệt, khi được hỏi về độ hiệu quả, 66% bác sĩ tham gia trả lời cho rằng không có đủ dữ liệu để đánh giá về vaccine Covid-19 mới.

Kết quả của cuộc khảo sát trực tuyến sau khi được công bố đã khiến người đứng đầu nhóm phát triển vaccine chỉ trích gay gắt. Alexander Gintsburg, viện trưởng Viện nghiên cứu Gamaleya - nơi phát triển vaccine Sputnik V, chia sẻ với hãng thông tấn TASS rằng các bác sĩ từ chối dùng vaccine Covid-19 phải hiểu rõ hậu quả.

Theo ông Gintsburg, nếu từ chối tiêm vaccine Sputnik V, cách duy nhất để y bác sĩ có kháng thể là "họ phải bị nhiễm Covid-19 ở thể nặng vì ở thể nhẹ không giúp sản sinh kháng thể bảo vệ lâu dài".

"Việc nhiễm phải một dạng covid-19 ở thể nặng có thể để lại hậu quả nghiêm trọng trong suốt quãng đời còn lại của họ, thậm chí là tử vong. Vì vậy, họ nên biết phải chọn lựa thế nào trước 2 phương án: từ chối tiêm vaccine và chấp nhận hậu quả như đã nói ở trên hoặc tình nguyện sử dụng vaccine", người đứng đầu Viện Gamaleya nói.

Trươc sđó, vào hôm 11/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố Nga chính thức hoàn thiện việc đăng ký cho vaccine Covid-19 đầu tiên trên thế giới, với tên gọi Sputnik V. Sau khi được sản xuất đại trà (dự kiến vào tháng 1/2021), vaccine này sẽ được ưu tiên cho y bác sĩ và giáo viên, trên tinh thần tham gia tự nguyện.

Việc Nga "ra mắt" vaccine Covid-19 trong thời gian ngắn hiện vẫn khiến cho giới chức y tế phương Tây đặt ra nhiều nghi vấn về độ an toàn và khả năng chống lại virus SARS-CoV-2. Đồng thời, nước Nga cũng bị chỉ trích khi cấp phép đăng ký cho sản phẩm trong khi nó chưa được hoàn tất các giai đoạn thử nghiệm.

Phản hồi về các ý kiến trên, người đứng đầu Viện nghiên cứu Gamaleya cho biết, Sputnik V đã trải qua toàn bộ quá trình cần thiết để chứng tỏ độ an toàn và hiệu quả. Mọi thông tin về vaccine này sẽ sớm được công bố.

Vaccine Sputnik V được phát triển bởi Viện nghiên cứu Gamaleya, đơn vị hợp tác cùng Bộ Quốc phòng Nga trong việc thẩm định tính an toàn và hiệu quả của vaccine.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết 52% bác sĩ tại Nga không muốn dùng thử vaccine Sputnik V. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Tin mới