0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ tư, 20/12/2023 15:29 (GMT+7)

2 nhà đầu tư muốn mua vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà

Cụ thể, 2 nhà đầu tư đã đăng ký mua hơn 13,24 triệu cổ phiếu SHG, chiếm 49,04% vốn của Sông Hồng.

tm-img-alt

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), toàn bộ cổ phần của Tổng công ty Sông Hồng (SHG) do Bộ Xây dựng sở hữu đã được đăng ký mua trước khi phiên đấu giá chính thức được tổ chức vào ngày 22/12 tới. 

Cụ thể, 2 nhà đầu tư đã đăng ký mua hơn 13,24 triệu cổ phiếu SHG, chiếm 49,04% vốn của Sông Hồng. Trong đó, 1 nhà đầu tư tổ chức đăng ký mua 13,23 triệu cổ phiếu SHG, tương đương 49% vốn; 1 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 11.200 cổ phiếu SHG, tương đương 0,04% vốn.

Theo mức giá khởi điểm mà Bộ Xây dựng đưa ra trước đó là 10.500 đồng/cổ phiếu, nhà đầu tư tổ chức nêu trên dự chi tối thiểu gần 139 tỷ đồng trong phiên đấu giá sắp tới, nhà đầu tư cá nhân dự chi 117,6 triệu đồng.

Mức giá bán cổ phần của Sông Hồng đang cao gấp 3,9 lần thị giá của cổ phiếu SHG trên thị trường chứng khoán. Theo đó, SHG giao dịch ở mức giá 2.700 đồng/cổ phiếu, ghi nhận trong phiên 19/12. Tuy nhiên, cổ phiếu này hầu như không có thanh khoản khi thường xuyên trắng mua và trắng bán.

Được biết, Bộ Xây dựng đã từng tiến hành thoái vốn Sông Hồng vào năm 2020. Tuy nhiên, phiên đấu giá bị tạm dừng do vướng một số quy định.

Tổng công ty Sông Hồng tiền thân là Công ty Kiến trúc Việt Trì, trực thuộc Bộ Xây dựng, được thành lập năm 1958. Công ty này đã xây dựng một loạt các công trình lớn như nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao, nhà máy giấy Bãi Bằng (Phú Thọ), sân bay Sao Vàng (Thanh Hoá), sân bay Nội Bài (Hà Nội)... các khu chung cư ở Hà Nội như Kim Liên, Giảng Võ...

Năm 2010, Sông Hồng chính thức chuyển đổi và hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. 5 năm sau, cổ phiếu của công ty chính thức giao dịch trên hệ thống UPCoM với mã SHG.

Tình hình kinh doanh của SHG không khả quan trong vài năm gần đây, 9/10 năm đều thua lỗ. Hoạt động chính ghi nhận lao dốc, riêng nửa đầu năm 2023, doanh thu thuần của SHG chỉ đạt gần 4 tỷ đồng, giảm 83% so với cùng kỳ vì không có doanh thu từ hợp đồng xây lắp.

Kết quả, công ty tiếp tục lỗ sau thuế gần 27 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước qua đó nâng mức lỗ lũy kế của SHG tại thời điểm cuối quý 2/2203 lên 1.293 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu âm 987 tỷ đồng, nợ phải trả 1.972 tỷ đồng.

Với kết quả như vậy, Công ty TNHH Kiểm toán CPA VIETNAM - đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính bán niên 2023 của Sông Hồng nhấn mạnh về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp này.

SHG cho biết, công ty không triển khai được dự án đầu tư cũng như không có hợp đồng thi công xây lắp mới nên tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh không có cơ hội để phục hồi cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Theo công ty, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài trong một thời gian rất ngắn nữa thì Tổng công ty cổ phần phần Sông Hồng chắc chắn sẽ buộc phải tuyên bố phá sản và mất toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty.

Nhật Minh 

Bạn đang đọc bài viết 2 nhà đầu tư muốn mua vốn nhà nước tại Tổng công ty Sông Đà. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới