Vùng nguyên liệu: Đưa cây có giá trị cao vào sản xuất nông nghiệp bền vững
Nnhiều tỉnh thành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp gắn liền với những loại cây trồng có giá trị thương phẩm kết hợp với ứng dụng công nghệ cao.
Nhiều tỉnh thành trên cả nước đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp.
Những năm qua, nhờ đường lối đổi mới của Đảng, sản xuất nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tạo tiền đề vật chất để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, cũng như thực hiện thành công mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp nước ta đang từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung, chuyên canh, quy mô sản xuất nguyên liệu ngày càng lớn. Nhờ có các biện pháp phát triển sản xuất, trên các vùng, miền đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung.
Hiện ay, các vùng này đã tạo ra khối lượng hàng nông sản lớn, đáp ứng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cho tiêu dùng, cho xuất khẩu với số lượng, giá trị ngày càng cao, một số nông sản hàng hoá đã có vị trí cao trên thị trường (như cà phê, cao su, điều, hạt tiêu…) từng bước phát huy được lợi thế của từng vùng, địa phương, thiết thực góp phần phát triển kinh tế của đất nước và xoá đói giảm nghèo.
Cụ thể: Một trong những điểm sáng của việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Hà Nội phải kể đến hai xã Yên Mỹ, huyện Thanh Trì và dân xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên. Trong những năm qua, chỉ riêng hộ gia đình nhà ông Minh, xã Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) với diện tích 3ha, trong đó có 1,2ha trồng trong nhà kính, năng suất cây măng tây hiện đạt 3 kg/sào/ngày. Hiện giá bán măng tây xanh là 90.000 đồng/kg và măng tây trắng 150.000 đồng/kg. Như vậy, sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi khoảng 700 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.
Không riêng Hà Nội, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai với tổng diện tích tự nhiên là 6.921ha. Đất nông nghiệp 6.269,79ha, bao gồm: đất sản xuất nông nghiệp 5.141,77 ha, đất lâm nghiệp 1.238,4 ha. Cây trồng chính trên địa bàn xã là: Cà phê với diện tích 1.246,5 ha; hồ tiêu 794’5 ha, cao su 145,5 ha; lúa đông xuân với diện tích 80 ha, Diện tích lúa vụ mùa toàn xã đã gieo xạ tính đến thời điểm hiện nay được 50 ha, sắn: 10 ha, khoai lang: 03 ha, Rau xanh cây thực phẩm các loại: 1 ha.
Để giảm thiểu mất năng suất của cây trồng chính trên địa bàn, năm 2012, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hỗ trợ giống, kỹ thuật cho xã Hải Yang để xây dựng mô hình trồng cây mắc ca xen trong vườn cà phê già cỗi. Sau một thời gian triển khai, thấy hiệu quả, nhiều hộ đã tự mua giống mắc ca về trồng
Cần có chính sách phù hợp để thực hiện chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá, gắn quá trình chuyên môn hoá với sự phân công hợp tác, cần thực hiện tốt một số vấn đề như chuyển mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hoá và gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ hàng hoá nông sản, nhất là các vùng sản xuất các sản phẩm chủ lực có tính cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm