0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ năm, 17/09/2020 08:20 (GMT+7)

Vấn nạn buôn bán hàng giả qua đường bưu chính: Xử lý ra sao?

Hiện nay các dịch vụ bưu chính chuyển hàng hóa ngày càng phát triển. Tuy nhiên điều này lại gây ra khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc kiểm tra hàng giả, hàng nhái.

Cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết, trong thời gian qua, hình thức giao dịch trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, quảng cáo bằng hình ảnh hoặc phát sóng trực tiếp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng là kênh đưa hàng lậu hàng giả hàng kém chất lượng đến tay người tiêu dùng mà lực lượng chức năng khó phát hiện.

Cùng với đó, hiện có tới hàng trăm đơn vị được cấp giấy phép bưu chính để vận chuyển hàng hóa. Trong khi vận chuyển, tất cả hàng hóa đều được đóng cẩn thận, thậm chí kẹp chì, dán niêm phong, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, xử lý.

hang gia buu chinh

 Vấn nạn buôn bán hàng giả qua đường bưu chính: Xử lý ra sao?

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường, Tổng cục Quản lý thị trường chia sẻ với báo chí: "Grab được cấp dịch vụ bưu chính. Tôi có nhu cầu chuyển một bưu kiện cho một người, tôi chỉ cần đặt lệnh. Sau đó, một anh Grab đến nhận bưu kiện và chuyển cho người nhận. Vậy trong bưu kiện đó chứa cái gì, chứa hàng giả, lậu, thậm chí thuốc nổ hay ma túy thì không ai chịu trách nhiệm. Vì theo Luật Bưu chính, đơn vị vận chuyển không chịu trách nhiệm, mà người gửi và người nhận phải chịu trách nhiệm".

Theo Luật Bưu chính, người gửi bưu kiện phải chịu trách nhiệm, nhưng cũng có khi địa chỉ của người gửi chỉ ghi chung chung, thậm chí không có thật, nên các cơ quan chức năng khó xử lý tận gốc.

Vì vậy, để ngăn chặn tình trạng này, Tổng cục Quản lý thị trường đang dự thảo Nghị định quản lý về thương mại điện tử, dự kiến tháng 11 sẽ trình Chính phủ. Dự thảo quy định việc bán hàng trên mạng phải tuân thủ như bán hàng truyền thống.

Trong thời gian qua, Cục Quản lý Thị trường TP HCM cũng cho biết đã phối hợp với công an và các lực lượng chức năng, trong thị trường nội địa, nhằm triệt phá các tụ điểm tập kết, kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng vi phạm an toàn thực phẩm; tổ chức kiểm tra kiểm soát, tập trung xử lý các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; kịp thời ngăn chặn việc vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả tại các cửa hàng kinh doanh lớn, các điểm tập kết, kho tàng, bến bãi; nơi giao nhận hàng hóa trên tất cả các tuyến hàng không, đường bộ, đường sắt, bưu điện… để phát hiện hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ nước ngoài vận chuyển vào Việt Nam tại TP.HCM.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Vấn nạn buôn bán hàng giả qua đường bưu chính: Xử lý ra sao?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới