Ứng dụng theo dõi sức khỏe của Samsung bị kiện vì vi phạm bản quyền
Samsung tiếp tục bị vướng vào một vụ kiện khi Samsung Health - ứng dụng theo dõi sức khỏe được cài mặc định trên các điện thoại Galaxy và thiết bị đeo thông minh.
Công ty kiện Samsung là công ty y tế Fat Statz tại Mỹ. Họ cho rằng một số tính năng trong ứng dụng theo dõi sức khỏe Health của hãng điện thoại Hàn Quốc vi phạm bản quyền sáng chế của mình. Hồ sơ vụ việc đã được gửi tới tòa án quận Đông Texas (Mỹ).
Cụ thể, hồ sơ nộp lên tòa án đề cập đến công nghệ cho phép ứng dụng cung cấp phản hồi tăng động lực và phần thưởng sau một kỳ kiêng cữ của người dùng, đồng thời đưa ra các bài tập, lựa chọn so sánh với dữ liệu của người khác trong cùng một danh mục. Công nghệ này giúp người dùng dễ dàng so sánh hoạt động của họ, đồ ăn và các thành tích luyện tập đạt được trong thời gian thực với người khác, xếp họ vào nhiều mức phân loại khác nhau để tăng động lực cải thiện thứ hạng của mình trên bảng danh sách.
Công ty của Mỹ tuyên bố Samsung đã sử dụng các bằng sáng chế của họ mà không được phép trong ứng dụng Health. Dự kiến ngày 6/5 sẽ là thời hạn để Samsung gửi hồi đáp. Trong khi đó, Fat Statz đang thống kê thiệt hại mà “gã khổng lồ điện tử” Hàn Quốc gây ra cho họ.
Trước đó vào tháng 1/2020, Apple cũng đã bị yêu cầu phải trả cho Viện Công nghệ California 1,1 tỷ đô la vì vi phạm bằng sáng chế của trường đại học.
Công nghệ này liên quan đến chip Wi-Fi mà Apple sử dụng trong iPhone, iPad, Mac và các thiết bị khác từ năm 2010 đến 2017. Trong hồ sơ tòa án Apple đã lập luận rằng không liên quan tới vụ án và cho biết đã đệ trình ý kiến vào năm 2016. Bởi vì Apple sử dụng chip Broadcom sẵn có, giống như nhiều nhà sản xuất điện thoại khác.
"Các tuyên bố Caltech đưa ra đối với Apple dựa trên việc kết hợp các chip Broadcom bị cáo buộc vi phạm trong iPhone, Mac của Apple và các thiết bị khác hỗ trợ 802.11n hoặc 802.11ac", Apple lập luận. "Chịu trách nhiệm cáo buộc chính là Broadcom, hãng sản xuất các chip, trong khi Apple chỉ là bên thứ 3 gián tiếp bị cáo buộc".
Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn không đồng ý và phán quyết rằng Apple phải trả cho Caltech 837,8 triệu đô la và Broadcom phải trả 270,2 triệu đô la, theo Reuters.
Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo