0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 20/08/2022 14:40 (GMT+7)

Tiến trình đàm phán bản quyền phát sóng World Cup 2022 bị trì trệ

Theo thông tin từ Đài truyền hình Việt Nam (VTV), nếu giá bản quyền phát sóng World Cup 2022 vượt quá khả năng tài chính, đơn vị này sẽ phải từ bỏ việc có bản quyền các trận đấu tại sân chơi bóng đá lớn nhất hành tinh.

Các đơn vị truyền thông tại Việt Nam đang kết hợp để cùng mua gói bản quyền truyền thông World Cup 2022. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán với đối tác dự kiến sẽ khó khăn khi giá bản quyền World Cup 2022 rất cao.

Trước đó, đơn vị sở hữu bản quyền World Cup 2022 của khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã sang Việt Nam và có cuộc làm việc với một số đài cũng như đơn vị truyền thông trong nước. Đơn vị này đã đưa ra giá bán ở thị trường Việt Nam là 15 triệu USD (tức hơn 350 tỉ đồng). Nếu bỏ ra 15 triệu USD, đơn vị mua bản quyền truyền thông World Cup 2022 trên lãnh thổ Việt Nam sẽ có những quyền lợi, trong đó có quyền truyền hình và radio: độc quyền truyền hình (mặt đất, cáp, vệ tinh, IVTV) và không độc quyền phát thanh trên lãnh thổ Việt Nam. Quyền truyền phát trên di động và internet (bao gồm OTT): độc quyền trên lãnh thổ Việt Nam...

Các đơn vị trong nhóm đàm phán mua bản quyền World Cup 2022 tại Việt Nam cho biết mức giá này đã tăng khoảng 3 triệu USD so với mức khoảng 12 triệu USD của World Cup 2018. Đây là mức giá quá cao bởi qua 2 năm Covid-19, các nhà đài bị thua lỗ, gần như kiệt quệ, không có đủ tài chính. Nếu mua với giá này, thì việc thu lại bằng khai thác kinh doanh tài trợ, quảng cáo là không thể".

world cup1

Chia sẻ trên Báo Thanh Niên, một chuyên gia về bản quyền truyền hình cho biết: “Việc giá bị đẩy lên cực cao so với sức chịu đựng của thị trường Việt Nam có thể vì chính chúng ta đã chịu mua với mức rất cao từ World Cup 2018 (so với World Cup 2014). Nghĩa là chính Việt Nam đã vô tình tạo ra mặt bằng giá mới và sau 4 năm, giá không thể thấp hơn hoặc bằng giá của kỳ World Cup trước. Năm nay, đối tác đã bán xong ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới mà nếu giảm giá ở Việt Nam, tổng doanh thu chung của họ sẽ bị ảnh hưởng. Và nếu như vậy cũng đồng nghĩa với việc, Việt Nam lại tạo ra mặt bằng giá mới gây bất lợi cho đối tác ở kỳ World Cup 2026. Đối tác nước ngoài không bao giờ để mình rơi vào tình cảnh bị thất thế, dù có thể hiện tại, chính họ cũng đang rất sốt ruột khi World Cup 2022 chỉ còn 3 tháng nữa. Nhưng đối tác cũng sẽ không bán kiểu “bán đào vào chiều 30 tết” đâu.

Với VTV, từ vài năm nay, quan điểm của đài này là không độc quyền kể cả những giải có đội tuyển Việt Nam mà cùng khai thác và chia sẻ thương mại với 1 đơn vị khác. Nếu anh cả VTV và các doanh nghiệp cùng quyết định đứng ngoài cuộc thì khán giả Việt Nam coi như không được xem World Cup 2022 trên các kênh sóng. Người hâm mộ nên chấp nhận thực tế này để tránh tạo áp lực không cần thiết cho các nhà đài hay các doanh nghiệp. World Cup chỉ diễn ra 1 tháng, nếu chi phí lớn, bài toán kinh tế bị đổ vỡ trong trường hợp không thu được từ quảng cáo. Tôi lấy ví dụ về World Cup nữ 2023, hiện tại đã có đơn vị trong nước sở hữu được gói bản quyền phát sóng giải này, mà theo nhận định của dân trong nghề, giá cũng không hề rẻ. Nhưng có thể, họ cũng sẽ bán được quảng cáo ở 3 trận có đội tuyển nữ Việt Nam. Còn World Cup nam, ở vòng bảng, các doanh nghiệp rất khó thu được quảng cáo giá cao”.

Mới đây, một doanh nghiệp lớn thường xuyên sở hữu bản quyền phát sóng các giải thể thao lớn tại VIệt Nam cũng đã cho biết: “Chúng tôi hiện tạm dừng việc đàm phán và có thể sẽ thôi nuôi ý định mua bản quyền truyền hình World Cup 2022 nếu đối tác không chịu giảm giá.

Chúng tôi cũng đã cân đo đong đếm lại quỹ tài chính để xem nếu cố gồng thì có lỗ nặng không. Kể cả khi hợp tác với một đơn vị khác để chia sẻ số tiền 15 triệu USD thì chúng tôi cũng không thể có lãi. Chúng tôi còn rất nhiều kế hoạch cần phải mua mua bản quyền các giải đấu khác trong tương lai nên không thể mạo hiểm được".

Còn nhớ tại World Cup 2018, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) phải cần đến sự giúp sức của 2 doanh nghiệp lớn mới có thể mua được bản quyền giải đấu lớn nhất hành tinh. Thời điểm đó, lãnh đạo VTV cho hay việc mua bản quyền truyền thông những giải đấu như World Cup, VTV thường lỗ khoảng 90%. Như vậy có thể thấy, công cuộc đàm phán bản quyền phát sóng World Cup 2022 chưa có dấu hiệu khả quan.

Minh Vân

Bạn đang đọc bài viết Tiến trình đàm phán bản quyền phát sóng World Cup 2022 bị trì trệ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023