Tập đoàn Dệt may lên kế hoạch giảm một nửa lợi nhuận
Cụ thể, đối với Công ty mẹ, VGT lên kế hoạch doanh thu 2020 đạt gần 1,328 tỷ đồng (giảm 5%) và 130 tỷ đồng lãi trước thuế (giảm 56% so với năm 2019).
Tập đoàn dệt may Việt Nam (VGT) vừa công bố Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020. Trong đó, VGT đưa ra kế hoạch kinh doanh của Công ty mẹ và hợp nhất năm 2020, cũng như kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2019.
Cụ thể, đối với Công ty mẹ, VGT lên kế hoạch doanh thu 2020 đạt gần 1,328 tỷ đồng (giảm 5%) và 130 tỷ đồng lãi trước thuế (giảm 56% so với năm 2019).
Kế hoạch của Công ty mẹ VGT bị ảnh hưởng là do doanh thu từ cổ tức của các doanh nghiệp thành viên giảm 42% so với năm trước do đại dịch Covid-19 nên chia cổ tức giảm. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính giảm do các doanh nghiệp bị khó khăn bởi dịch nên hoãn, giảm dòng tiền cổ tức, thuê tài sản về Tập đoàn. Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong năm 2020 là bảo toàn bộ máy người lao động, đảm bảo khả năng thanh toán qua đại dịch.
Trong đó, VGT đưa ra kế hoạch kinh doanh của Công ty mẹ và hợp nhất năm 2020, cũng như kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2019. |
VGT cũng lên kế hoạch doanh thu và lãi trước thuế hợp nhất 2020 lần lượt đạt gần 14,641 tỷ đồng và 381.6 tỷ đồng, giảm 27% và 50% so với thực hiện năm trước. Được biết, kế hoạch lần này mà VGT đưa ra nằm ở mức thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
VGT cho rằng do ảnh hưởng của dịch Covid - 19 làm kết quả các đơn vị hợp nhất sụt giảm. Ngoài ra, do giảm một số đơn vị hợp nhất so với 2019 do đã thoái vốn hoặc chuyển liên kết trong năm 2019 nên 2020 không còn hợp nhất các đơn vị này nên giảm doanh thu và lợi nhuận.
VGT cũng lên kế hoạch doanh thu và lãi trước thuế hợp nhất 2020 lần lượt đạt gần 14,641 tỷ đồng và 381.6 tỷ đồng, giảm 27% và 50% so với thực hiện năm trước. |
Nhận thức thấy trong giai đoạn 2020 – 2025 không chỉ có những áp lực cạnh tranh về giá như những năm trước nữa mà là cạnh tranh bằng công nghệ dẫn tới người không theo kịp sẽ bị bỏ lại như những công nhân dệt thủ công trước áp lực của máy dệt hơi nước của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 thế kỷ 18.
Theo đó Hội đồng quản trị của Tập đoàn Dệt may đã đưa ra quan điểm chiến lược cho nhiệm kỳ 2020 - 2025 là sáng tạo, phát triển bền vững, mua bán, tái cấu trúc doanh nghiệp.
Với các đặc điểm tình hình mới, mô hình sản xuất kinh doanh hiện nay của Tập đoàn sẽ khó có cơ hội tiếp tục phát huy, tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiệm kỳ mới. Do đó, VGT đã yêu cầu sáng tạo trong mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm.
Trong giai đoạn mới này, quá trình tái cấu trúc hệ thống doanh nghiệp của VGT cần đặt trên cơ sở chiến lược phát triển bao gồm không chỉ thoái vốn mà còn cả mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư doanh nghiệp mới vào những khâu còn thiếu trong chiến lược phát triển. Danh mục tái cấu trúc sẽ phải xác định từ tiêu chuẩn chiến lược các đơn vị cần thoái, các lĩnh vực cần mua vốn, mua thêm doanh nghiệp.