Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần quy định rõ đối với các dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội phải bảo đảm tính thật cần thiết và không vì mục tiêu lợi nhuận.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục sử dụng bảng giá đất hiện hành đến hết 31/12/2025 để các địa phương có đủ thời gian xây dựng, ban hành bảng giá đất mới theo quy định mới của Luật Đất đai.
Tính đến hết ngày 8/4/2023, đã có hơn 12 triệu lượt ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tập trung vào các bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Tài chính đất đai, giá đất...
Hội thảo sẽ có sự tham gia, ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực, như: TS Lê Sơn Hải - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc; GS.TS Phan Trung Lý; PGS.TS Nguyễn Văn Trình; PGS.TS Phạm Hữu Nghị...
Giải quyết đúng chính sách, pháp luật về đất đai góp phần kiến tạo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, giải phóng nguồn lực phát triển, bảo đảm an ninh - quốc phòng, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều nội dung trong dự thảo luật sẽ có tác động lớn đến thị trường bất động sản.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) nhằm thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương, giải pháp của Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết các vấn đề đặt ra từ thực tiễn và xu thế phát triển với nhiều điểm đổi mới.
Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi sẽ định giá đất sát với giá thị trường và Nhà nước sẽ thu phần chênh lệch địa tô phát sinh để hạn chế đầu cơ và tiêu cực trong quản lý đất đai.