0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Phòng chống COVID-19: Nếu nới lỏng dịch có thể bùng phát

Ban chỉ đạo quốc gia khẳng định diễn biến dịch bệnh trên thế giới và trong nước còn rất phức tạp, nếu nới lỏng dịch bệnh có thể bùng phát trở lại.

Sáng 13/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) đã họp triển khai công tác phòng chống dịch. Cuộc họp được diễn ra  với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo.

DDN_6187

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã phân tích, đánh giá diễn biến hình dịch bệnh bệnh và giải pháp ứng phó; thảo luận về việc có tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng về cách ly toàn xã hội hay không, hình thức áp dụng như thế nào, công tác bảo đảm hậu cần phục vụ phòng chống dịch và dự trữ quốc gia; xuất khẩu trang thiết bị y tế có kiểm soát;…

Tổng kết sơ bộ của Ban chỉ đạo tại cuộc họp cho biết, cùng với việc kiên trì thực hiện nguyên tắc chống dịch từ ban đầu (ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, điều trị, dập dịch) thì công tác truy vết ca bệnh kết hợp với các biện pháp cách ly xã hội vẫn là những giải pháp hiệu quả nhất trong phòng, chống COVID-19 góp phần nâng cao hiệu quả của các công tác phòng dịch khác đang được triển khai hiện nay nhằm dập dịch nhanh chóng, hiệu quả.

Trong những ngày đầu, một số địa phương hiểu chưa đúng, chưa rõ Chỉ thị 16 nên đã có việc áp dụng khác nhau giữa các địa phương. Có địa phương áp dụng rất mạnh, đã gần như “ngăn sông cấm chợ”, nhưng có địa phương chưa biết cách làm. Tuy nhiên, sau khi có hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, cách ly xã hội đã được thực hiện tốt.

Phản ánh về việc thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội tại Chỉ thị 16, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nói: “Trong những ngày đầu, cách ly xã hội được thực hiện nghiêm. Nhưng những ngày gần đây, khi các ca mắc COVID-19 thấp hơn người dân đã dần sinh ra tâm lý chủ quan và ra đường đông hơn so với những ngày đầu”.

Các ý kiến tại cuộc họp cũng cho hay việc thực hiện cách ly toàn xã hội sẽ ảnh hưởng nhiều tới người dân, doanh nghiệp, nhưng với quan điểm “sức khoẻ là trên hết”, “còn người còn của”, chúng ta cần tiếp tục thực hiện nghiêm quy định này.

DDN_6190

Trước hết, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/4 để tiếp tục ngăn chặn dịch bệnh, tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện nghiêm quy định về cách ly xã hội; đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Ban Chỉ đạo cũng thống nhất sau khi Chỉ thị 16 hết hiệu lực sẽ đề xuất Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị mới yêu cầu thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch từ ban đầu, đặc biệt là đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi tiếp xúc, củng cố các quy định về truy vết ca bệnh. Đối với việc cách ly, giãn cách xã hội, các ý kiến cho rằng cần kiến nghị các giải pháp cụ thể, chi tiết hơn, có tính đến yếu tố địa phương, nhóm đối tượng, ngành nghề sản xuất kinh doanh. Đồng thời tăng cường ứng dụng các công cụ công nghệ thông tin, truyền thông để truy vết, giám sát các ca bệnh; giám sát việc thực hiện cách ly xã hội nhằm hạn chế sự bất tiện của người dân trong mùa dịch.

Ban Chỉ đạo yêu cầu tất cả các địa phương có bộ phận cập nhật dữ liệu dịch bệnh thống nhất để hình thành hệ thống dữ liệu trong cả nước, phân nhóm những tỉnh, thành phố có nguy cơ cao, nguy cơ thấp. Tổ chức các tổ truy vết ở cả Trung ương lẫn địa phương luôn sẵn sàng làm nhiệm vụ khi có ca nhiễm.

Trước đó, trong cuộc họp tại trụ sở của WHO tại Geneva hôm 10/4, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, hiện tình hình dịch bệnh ở một vài quốc gia trên thế giới đã diễn biến tốt hơn và cũng đã có một số nước bắt đầu nới lỏng các lệnh hạn chế và yêu cầu ở trong nhà. Tuy nhiên, ông Tedros khẳng định, các nước trên hiện vẫn chưa nên dỡ bỏ các lệnh hạn chế vì dịch bệnh COVID-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp qua từng ngày, việc giảm mức phòng bị đối với dịch bệnh ở thời điểm hiện tại sẽ có khả năng tạo điều kiện để dịch bùng phát trở lại nguy hiểm hơn.

WHO sẽ phối hợp với các quốc gia đang chịu ảnh hưởng của Covid-19 để thực hiện các chiến lược dỡ bỏ các lệnh hạn chế dần dần và an toàn. Theo đó, WHO cho rằng để thực hiện dỡ bỏ các lệnh hạn chế cần cân nhắc tới sáu yếu tố.

Thứ nhất, việc dỡ bỏ dần phải được kiểm soát. Thứ hai, các dịch vụ y tế công cộng luôn sẵn sàng. Thứ ba, các nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong các cơ sở đặc biệt như các cơ sở chăm sóc dài hạn phải được giảm thiểu. Thứ tư, tất cả các biện pháp phòng ngừa phải được thực hiện ở tất cả nơi làm việc, trường học và các nơi người dân tới. Thứ năm, phải kiểm soát được tất cả các nguy cơ từ tên ngoài. Cuối cùng, tất cả cộng đồng phải nhận thức đầy đủ (nguy cơ dịch bệnh) và tham gia vào kế hoạch dỡ bỏ dần.

“Tất cả mọi cá nhân đều đóng một vai trò trong việc chấm dứt đại dịch này”, người đứng đầu WHO nhấn mạnh.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng

Bạn đang đọc bài viết Phòng chống COVID-19: Nếu nới lỏng dịch có thể bùng phát. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Tin mới