Những thương hiệu nổi tiếng nước ngoài đã từng là của người Việt
Việc những thương hiệu vô cùng nổi tiếng do người Việt sáng lập nhưng cuối cùng đã bán lại cổ phần có các doanh nghiệp nước đã gây nên nhiều tiếc nuối.
X-Men
X-men bán lại cho Marico (Ấn Độ)
X – men thuộc sản phẩm của Công ty hàng gia dụng Quốc tế (ICP) do Ông Phan Quốc Công và một người bạn thành góp vốn chung thành lập năm 2001. Vào thời điểm ra đời, X – men vô cùng thành công khi sản phẩm đánh vào phân khúc nam mà chưa có thương hiệu nào để ý tới. Tới năm 2011, các quỹ đầu tư đầu tư thoái vốn, ICP cần tìm cho mình nhà đầu tư có tiềm lực mạnh, cùng ngành nghề.
Đến tháng 3/2011, tập đoàn mỹ phẩm Marico của Ấn Độ mua lại 85% cổ phần ICP từ quỹ ngoại và những nhà sáng lập nhưng vẫn giữ lại toàn bộ nhân sự điều hành. Đến năm 2014, Marico nắm giữ xấp xỉ 1005 lợi ích và quyền biểu quyết tại ICP. Theo chia sẻ của ông Phạm Quốc Công, sau 3 năm bán cho Mario doanh thu của công này đã đạt hơn 1.000 tỷ đồng, gấp đôi so với trước đó.
Highlands Coffee
Highlands Coffee bán lại cho Jollibee (Philippines)
Một trong những thương hiệu nổi tiếng của Việt Nam bị nước ngoài mua phải nói đến hương vị đình đám này. Highlands Coffee thuộc sở hữu của Việt Thái Quốc Tế (VTI), được sáng lập bởi David Thái năm 1999. Đây là chuỗi café sang trọng, nổi tiếng nhất nhì trong giới cà phê.
Đẳng cấp của Highlands thể hiện ở việc lựa chọn phục vụ ở phân khúc doanh nhân với những vị trí ở các mặt tiền đắc địa. Đang ăn nên làm ra Việt Thái Quốc Tế lại bán gần một nửa giá trị bản thân. Jollibee, Tập đoàn đến từ Philippines đã chi ra 25 triệu USD để mua lại 49% bộ phận kinh doanh của Việt Nam và 60% bộ phận kinh doanh của VTI sở hữu.
Không chỉ vậy, Jollibee còn đồng ý cho tập đoàn VTI vay thêm 35 triệu USD với lãi suất chỉ 5%. Theo lời đại diện Jollibee khoản tiền này sẽ được VTI đầu tư cho tương lai. Không chỉ có vây, có vẻ cả hai đều có tầm nhìn khi nhận thấy đối thủ cạnh tranh đáng gờm Starbucks trong tương lai gần. Vì thế việc David Thái bán Highlands cho Jollibee có thể thấy hoàn toàn đúng đắn.
P/S
Kem đánh răng P/S bán lại cho Unilever (Tập đoàn toàn cầu của Anh và HÀ Lan)
Nhãn hiệu kem đánh răng P/S được Công ty hóa phẩm P/S trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh phát triển từ năm 1975. Trong một giai đoạn rất dài, không dưới 20 năm (1975 – 1995) P/S đã xác lập được vị thế dẫn đầu về sản phẩm chăm sóc răng miệng trên thị trường Việt Nam và chiếm được lòng tin yêu của số đông người tiêu dùng Việt.
Cái tên kem đánh răng P/S bắt đầu được biết đến rộng rãi và nhanh chóng chiếm 60% thị trường vào những năm 1988 – 1993.
Sau này, kinh tế mở, nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhảy vào khiến doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn. Tập đoàn Unilever thuyết phục được Công ty Hóa phẩm P/S tham gia liên doanh vào năm 1997, lập ra công ty Elida P/S, cùng khai thác nhãn hiệu P/S.
Unilever mua lại P/S với giá chuyển nhượng lên tới 5 triệu USD – con số này không hề nhỏ so với một doanh nghiệp Việt Nam vào thời điểm đó. Có thể thấy việc P/S được bán lại cho Unilever đã tạo điều kiện cho thương hiệu này nổi tiếng. Và câu hỏi đặt ra rằng: nếu thời điểm đó P/S không được bán cho Unilever thì liệu rằng thương hiệu này có vững mạnh như ngày hôm nay?
Diana
Diana bán lại cho Unicharm (Nhật Bản)
Ra đời vào năm 1997, Diana là thương hiệu băng vệ sinh Việt của Công ty Cổ phần Diana do an hem ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Anh Tú thành lập với tổng số tiền đầu tư ban đầu là 600.000 USD. Đến năm 2011, từ số tiền 600.000 USD, giá trị Diana vọt lên khoảng 200 triệu USD khi được chào bán.
Là một nhà kinh doanh nhanh nhạy, khi Diana đang ở đỉnh cao trên đà phát triển, ông Phú cho biết chỉ dựa vào tiềm lực của mình thì Diana chỉ sẽ phát triển trong nước mà không thể vươn ra thị trường thế giới.
Chính vì lẽ đó, khi cơ hội đến ông Phú đã quyết định chấp nhận bán Diana cho Tập đoàn Unicharm (Nhật Bản). Chỉ sau 3 năm kể từ khi “đổi chủ” tình hình tài chính của Diana đã thay đổi rõ rệt, doanh thu công ty đạt 3.900 tỷ doanh thu và hơn 800 tỷ lợi nhuận sau thuế.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm