Nhiều tập đoàn, tổng công ty Nhà nước lỗ hàng nghìn tỷ đồng
Chính phủ vừa gửi Quốc hội báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2021.
Theo báo cáo, 75 các doanh nghiệp là Tập đoàn kinh tế, Công ty mẹ - Tổng công ty Nhà nước, Công ty mẹ - con đang có trên có nợ phải trả là 1,37 triệu tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2020, chiếm 50% tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp này.
Chính phủ vừa có Báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2021. Số liệu báo cáo được tổng hợp từ tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2021 của 826 doanh nghiệp gồm 673 doanh nghiệp nhà nước và 153 doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp của Nhà nước.
Đáng chú ý, tại báo cáo này, các con số về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - công ty con với 75 doanh nghiệp cho thấy nhiều doanh nghiệp lỗ hàng trăm, nghìn tỷ, nhiều công ty đang gánh khoản nợ lớn.
Báo cáo cho thấy 9/75 công ty mẹ được xác định là chưa bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Cụ thể. Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt lỗ lũy kế 1.822 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Cà phê lỗ lũy kế 453 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh lỗ lũy kế 426 tỷ; Công ty mẹ - Tổng công ty 15 lỗ lũy kế 156 tỷ đồng...
Theo báo cáo của Chính phủ, lỗ phát sinh theo báo cáo hợp nhất của 5 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con là 1.830 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh lỗ phát sinh 771 tỷ đồng; Tổng công ty Đường sắt lỗ phát sinh 518 tỷ đồng; Tổng công ty Du lịch Sài Gòn lỗ phát sinh 488 tỷ đồng; Công ty TNHH MTV 622-BQP lỗ phát sinh 50 tỷ; Tổng công ty Đầu tư và xuất nhập khẩu Cao Bằng lỗ phát sinh 2 tỷ đồng...
Trong khi đó, lỗ phát sinh theo báo cáo của 5 công ty mẹ là 2.369 tỷ đồng. Lỗ lớn nhất là Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh lỗ phát sinh là 1.592 tỷ đồng do trong năm 2021 đã trích lập dự phòng rủi ro cho vay dẫn đến chi phí tăng mạnh; Công ty mẹ - Tổng công ty Đường sắt lỗ phát sinh 565 tỷ đồng; Công ty mẹ - Tổng công ty Du lịch Sài Gòn lỗ phát sinh 179 tỷ đồng; Công ty mẹ - Công ty TNHH MTV 622 lỗ phát sinh 33 tỷ đồng.
Theo báo cáo hợp nhất có 16 tập đoàn, tổng công ty, công ty mẹ - con lỗ lũy kế là 14.703 tỷ đồng.
Trong đó Tổng công ty Đường sắt 1.976 tỷ đồng; Tổng công ty Cà phê 857 tỷ đồng; Tổng công ty 15 (548 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV 622 - Bộ Quốc phòng 77 tỷ đồng; Tổng công ty Du lịch Hà Nội 69 tỷ đồng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn 61 tỷ đồng;...
Ngoài ra, còn 9 công ty mẹ con lỗ lũy kế là 5.532 tỷ đồng. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (1.822 tỷ đồng); Tổng công ty Cà phê (453 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV Đầu tư tài chính Nhà nước TP. Hồ Chí Minh (426 tỷ đồng); Tổng công ty 15 (156 tỷ đồng); Công ty TNHH MTV 622 - Bộ Quốc phòng (54 tỷ đồng)...
Theo báo cáo, 75 các doanh nghiệp là tập đoàn kinh tế, công ty mẹ tổng công ty Nhà nước, công ty mẹ - con đang có trên có nợ phải trả là 1,37 triệu tỷ đồng, giảm 2% so với năm 2020, chiếm 50% tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp này.
Hệ số tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân là 1,02 lần (công ty mẹ là 0,63 lần). Đáng chú ý, có 13 công ty mẹ có tỷ lệ tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó, Tổng công ty Xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân (24,14 lần); Tổng công ty Thái Sơn (7,08 lần); Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (7,04 lần); Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn (6,39 lần)…
Phạm Giang