Chấn động cộng đồng mạng: Nhâm Hoàng Khang bị bắt sáng 4/10 tại Cần Thơ. Nhâm Hoàng Khang là ai?
Sau thời gian điều tra, Bộ Công an đã bắt giữ Nhâm Hoàng Khang về hành vi xâm nhập dữ liệu mạng máy tính rồi tống tiền hàng trăm triệu đồng.
Theo nguồn tin, ngày 4/10, Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an cho hay đã khởi tố, bắt tạm giam với Nhâm Hoàng Khang (SN 1987, ngụ quận Tân Bình, TP HCM) để điều tra về hành vi "Cưỡng đoạt tài sản".
Trước đó, cơ quan điều tra nhận được đơn tố cáo cho rằng Khang đã xâm nhập dữ liệu mạng máy tính liên quan đến cờ bạc, sau đó tống tiền hàng trăm triệu đồng.
Cục Cảnh sát Hình sự phối hợp Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm công nghệ cao (A05, Bộ Công an) điều tra. "Khang đã nhận của đường dây này 400 triệu đồng", nguồn tin nói về kết quả điều tra ban đầu.
Nhâm Hoàng Khang được biết đến là một người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin khá có tiếng với nhiều thành tích nổi bật.
Thời còn đi học, Nhâm Hoàng Khang đã có đam mê cháy bỏng đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là mảng lập trình. Chính vì thế, khi còn là một cậu học sinh, anh dành nhiều thời gian để ngồi nghiên cứu, mã hóa các lệnh trên máy tính.
Sau khi ra trường, Nhâm Hoàng Khang đã nhanh chóng trở thành một người lập trình, viết code nổi tiếng ở TP.HCM và được giới công nghệ biết tới.
Ngoài ra, Nhâm Hoàng Khang cũng chính là tên tuổi đứng sau nhiều phần mềm, ứng dụng hỗ trợ và chỉ ra các mẹo tiện ích trên iPhone và iPad vô cùng có lợi cho người dùng.
Về đời tư, Nhâm Hoàng Khang hiện đã lập gia đình và có 1 con nhỏ. Anh rất kín tiếng trong trong việc chia sẻ hình ảnh bản thân cũng như vợ, con lên mạng xã hội mà chủ yếu trao đổi về công nghệ, lập trình là chính.
Thời gian gần đây, Nhâm Hoàng KHang được nhiều người chú ý khi liên quan đến ồn ào với bà Phương hằng, sao kê tài khoản ngân hàng, các buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội của một số cá nhân.
Nhà chức trách đang mở rộng điều tra hàng loạt dấu hiệu tội phạm khác của Khang và những người liên quan.
Tội Cưỡng đoạt tài sản
1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù 1-5 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 3-10 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ; d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7-15 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng; b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-12 năm: a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên; b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền 10-100 triệu đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.