0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 25/03/2022 09:09 (GMT+7)

Nga xem xét dùng bitcoin cho giao dịch năng lượng

Sau khi yêu cầu các nước "không thân thiện" phải thanh toán tiền mua khí đốt bằng ruble, Nga lại đang xem xét dùng bitcoin cho giao dịch năng lượng.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Trong một cuộc họp báo ngày 24/3, Chủ tịch Ủy ban năng lượng của Duma quốc gia Nga (tức Hạ viện Nga) Pavel Zavalny cho biết các quốc gia "thân thiện" với Nga như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được quyền linh hoạt hơn trong phương thức thanh toán tiền mua dầu mỏ, khí đốt.

"Từ lâu chúng tôi đã đề xuất với phía Trung Quốc về việc chuyển sang sử dụng đồng ruble và nhân dân tệ trong thanh toán. Với Thổ Nhĩ Kỳ, giao dịch sẽ được thực hiện bằng ruble và lira. Các bên cũng có thể giao dịch bằng bitcoin", ông Zavalny nói.

Giá bitcoin bật tăng sau khi thông tin về phát biểu của ông Zavalny được đăng tải, hiện nay đạt khoảng 44.000 USD, cao hơn 2% so với 24 giờ trước.

Theo CNBC, vị quan chức Duma Nga cũng nhắc lại tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin hôm 23/3 rằng những nước "không thân thiện" với Nga sẽ phải trả tiền mua khí đốt bằng đồng ruble.

"Nếu bọn họ muốn mua thì sẽ phải trả bằng ngoại tệ mạnh, và ngoại tệ mạnh với Nga chính là vàng. Hoặc bọn họ có thể trả theo cách thuận tiện cho chúng ta, tức là bằng đồng tiền của Nga", ông Zavalny nói.

Giá khí đốt tại châu Âu bật tăng mạnh trong ngày 24/3 khi các nhà giao dịch lo ngại động thái mới của Nga sẽ khiến nguồn cung thêm thiếu hụt.

Châu Âu là thị trường xuất khẩu năng lượng lớn nhất của Nga, như thống kê bên dưới cho thấy. Năm 2021, Nga xuất khẩu tổng cộng 4,7 triệu thùng dầu, trong đó gần một nửa là sang châu Âu.

Nga xem xét bán dầu khí đổi lấy bitcoin - Ảnh 2.
Châu Âu mua gần 3/4 lượng khí tự nhiên mà Nga xuất khẩu.

Mỹ và Anh đã cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga nhằm trừng phạt hành động quân sự của Moscow ở Ukraine.

Tuy nhiên, Liên minh châu Âu (EU) khó có thể đưa ra quyết định tương tự do mức độ phụ thuộc nặng nề vào năng lượng Nga để sưởi ấm, phát điện cũng như làm nguyên liệu trong công nghiệp.

Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine ngày 24/2, châu Âu đã không giảm mà còn tăng cường mua khí đốt từ Nga do lo ngại nguồn cung trong tương lai có thể bị cắt đứt. Đầu tháng 3, châu Âu trả cho Nga gần 700 triệu Euro tiền khí đốt mỗi ngày, như thể hiện trong thống kê bên dưới.

Nga xem xét bán dầu khí đổi lấy bitcoin - Ảnh 4.

CNBC dẫn lời ông Nic Carter, nhà sáng lập công ty tiền mã hóa Coin Metrics nhận định: "Rõ ràng là Nga đang tìm cách đa dạng hóa sang các loại tiền tệ khác". Ông cho biết Nga đã chuẩn bị cho bước chuyển đổi kiểu này kể từ năm 2014 khi Moscow bán toàn bộ Trái phiếu Kho bạc Mỹ.

"Tuy nhiên, Nga đã không chuẩn bị cho kịch bản dự trữ ngoại hối của mình bị đóng băng", ông Carter nói. Tính đến tháng 2 vừa qua, Nga có khoảng 640 tỷ USD dự trữ ngoại hối, các lệnh trừng phạt của Phương Tây khiến cho Nga không thể tiếp cận khoảng 300 tỷ USD.

Bạn đang đọc bài viết Nga xem xét dùng bitcoin cho giao dịch năng lượng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.