0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 18/09/2020 06:13 (GMT+7)

Lên phương án chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai

Các cấp chính quyền cần có những phương án ứng phó kịp thời, hạn chế thấp nhất những thiệt hai có thể do thiên tai, mưa lũ gây ra.

Trước các nhận định về diễn biến thời tiết như trên, Bộ Công Thương đã phê duyệt phương án ứng phó thiên tai năm 2020, trong đó Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh trực tiếp làm Trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vừa ký ban hành.

Quyết định trên yêu cầu thực hiện kiểm tra, củng cố và khắc phục kịp thời những tồn tại của thiết bị; hệ thống chống sét và tiếp đất; kho chứa và hệ thống vận chuyển nhiên liệu; hệ thống thải, chứa tro xỉ; hệ thống bơm làm mát trước mùa mưa lũ đảm bảo vận hành an toàn và đảm bảo môi trường.

Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng đề nghị tổng kiểm tra, củng cố và khắc phục kịp thời những tồn tại của thiết bị, móng và cột điện, đường dây, trạm điện (đặc biệt là tại các địa bàn xung yếu, các cột điện ở triền dốc, bờ sông, ...), đảm bảo vận hành an toàn lưới điện trong mùa mưa lũ…Trên cơ sở đó, xây dựng phương án cấp điện cho các phụ tải quan trọng, phương án dự phòng nhiên liệu đảm bảo cho sản xuất khi có thiên tai xảy ra. Đồng thời, việc vận hành hồ chứa thủy điện cần tăng cường cảnh báo trước khi vận hành xả lũ, phát điện đảm bảo an toàn cho nhân dân vùng hạ du.


Các địa phương đang tích cực thực hiện các giải pháp để phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ tác động của thiên tai

Các địa phương đang tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống, hạn chế, giảm nhẹ tác động của thiên tai


Chủ động ứng phó thiên tai cũng là nội dung Văn bản UBND tỉnh Khánh Hòa vừa chỉ đạo các Sở, ban, ngành, địa phương.

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Trung Bộ, Tây Nguyên là khu vực có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh, địa chất phức tạp, nhiều sông suối, hơn 80% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, trong đó chịu tác động mạnh nhất so với các khu vực khác trên cả nước là bão, mưa lũ, ngập lụt, hạn hán.

Để chủ động ứng phó với thiên tai, Khánh Hòa yêu cầu cần ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh tập trung vào 9 nhóm nhiệm vụ, trên tinh thần chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án ứng phó, xác định các khu vực, điểm xung yếu, các kịch bản áp dụng khi xảy ra thiên tai theo từng cấp độ. Bộ cũng giao nhiệm vụ cụ thể đối với văn phòng thường trực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh, các ban cấp huyện, xã.

Ngày 9/9, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh năm 2020.

Tại Hà Nội, Văn phòng UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 7804/VP-KT đề nghị Sở, ngành liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện Chỉ thị số 35/CT- TTg ngày 1/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai.

Công văn nêu rõ, UBND thành phố nhận được Chỉ thị số 35/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó thiên tai. Trong đó, chỉ đạo theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, kịp thời chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn theo phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cầu tại chỗ); rà soát, cập nhật kịch bản để chủ động ứng phó với tình huống thiên tai nguy hiểm như mưa, lũ lớn diện rộng, bão muộn, lũ quét, sạt lở đất.

Chỉ thị cũng chỉ đạo giám sát vận hành an toàn hồ đập, tuyệt đối không cho tích nước đối với các hồ chứa nước không bảo đảm an toàn; tăng cường lắp đặt hệ thống theo dõi, giám sát, cung cấp số liệu cho các đơn vị chức năng theo quy định, thông tin cảnh báo bảo đảm an toàn hạ du khi xả lũ. Hỗ trợ trang thiết bị và nâng cao năng lực cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã để thực hiện tốt công tác phòng chống, thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”...

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Lên phương án chủ động phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023