Lấy ý kiến về thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của người dân về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của người dân về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Theo đó, dự thảo Nghị định được xây dựng theo hướng sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2020/NĐ-CP để hướng dẫn việc lựa chọn nhà thầu đối với cả những gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định EVFTA, trong đó dự kiến bao gồm các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh của Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len (UKVFTA).
Lấy ý kiến về thực hiện đấu thầu mua sắm theo Hiệp định CPTPP |
Bộ đề xuất ý kiến về việc sửa tên của Nghị định số 95/2020/NĐ-CP theo một trong hai phương án sau:
Phương án 1: Nghị định hướng dẫn thực thi điều ước quốc tế về đấu thầu.
Phương án 2: Nghị định hướng dẫn thực hiện về đấu thầu mua sắm theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu, Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len.
Nghị định này quy định việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ xây dựng, cung cấp hàng hóa nêu tại Phụ lục IV, V và VI kèm theo Nghị định này thuộc dự án, dự toán mua sắm của cơ quan mua sắm được liệt kê tại Phụ lục II và Phụ lục III kèm theo Nghị định này khi có giá gói thầu từ ngưỡng giá nêu tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này trở lên.
Nguyên tắc chung khi thực hiện đấu thầu mua sắm theo CPTPP: Về nguyên tắc chung, cơ quan mua sắm có nghĩa vụ đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên với hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu trong nước; đối xử bình đẳng giữa hàng hóa, dịch vụ và nhà thầu của các Nước thành viên; đối xử bình đẳng giữa các nhà thầu trong nước với nhau, không phụ thuộc vào việc nhà thầu có cổ phần, vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hoặc phụ thuộc về mặt tổ chức với nước ngoài.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm