0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ tư, 27/10/2021 10:28 (GMT+7)

Lao đao trong “bão dịch” Covid 19, doanh nghiệp vận tải bán xe trả nợ

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp vận tải hành khách khóc ròng vì nguồn thu không có trong khi vốn đầu tư lớn, hàng tháng vẫn phải trả lãi ngân hàng, nhiều người còn bán hết xe trả…nợ.

Sức cùng, lực kiệt

Các doanh nghiệp vận tải một lần nữa nhận thêm “đòn chí mạng” khi lần dịch thứ 4 phùng phát, không ít địa phương phải giãn cách kéo dài, dừng hoạt động vận tải khách.

Vắng khách, ế khách, thậm chí xe chẳng thể lăn bánh ra đường khiến doanh nghiệp vận tải lao đao, đứng trên bờ phá sản, đối mặt với các khoản nợ gia tăng.

Vừa bán chiếc ôtô cuối cùng để trả nợ ngân hàng, anh Khôi Minh (ngụ TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) cho biết không còn cầm cự nổi sau hơn một năm dịch bùng phát.

tm-img-alt
Doanh nghiệp vận tải khóc ròng vì phải...bán xe trả nợ, Ảnh: An Bình

Anh Minh cho biết đầu năm 2019 làm thủ tục vay gần 2 tỷ của ngân hàng và cắm sổ đỏ gia đình mua 4 ôtô để đưa đón khách du lịch, chủ yếu là chặng sân bay Cam Ranh - TP Nha Trang.

Anh Minh cho hay: “Đến giữa năm 2021 thì tôi không còn trụ nổi nữa, các khoản nợ bắt đầu phình to và ngân hàng liên tục thông báo sẽ siết nợ bằng cách lấy tài sản khấu trừ”, anh nói và cho biết lúc đó đã quyết định giải thể công ty, rao bán 7 chiếc ôtô để trả nợ cho ngân hàng”.

Cũng giống như tình cảnh của anh Minh, Anh Khôi (Phú Thọ) giãi bày: “Khi chưa dịch, khách hàng đi đều, nên chúng tôi mạnh dạn vay vốn mở thêm 1, 2 tuyến đường chạy. Bỗng dưng dịch ập đến khiến doanh nghiệp vận tải không kịp chở tay, giờ thì phải bán hết xe để trả ngân hàng, không dám nghĩ đến việc mua xe chở khách nữa rồi”.

Là doanh nghiệp có tiếng trong giới vận tải du lịch ở Nha Trang, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó giám đốc Công ty TNHH Anh Tuấn Phát, cho biết 2 năm nay doanh nghiệp cố gắng cầm cự, đến nay thì kiệt quệ.

“Lúc chưa dịch, công ty liên kết với các doanh nghiệp lữ hành lớn, vận chuyển khách đi khắp cả nước. Nhưng dịch ập đến khi số tiền vay ngân hàng chưa trả xong, giờ lãi mẹ đẻ lãi con khiến doanh nghiệp kiệt quệ”, ông Tuấn cho biết.

Thời gian qua, hãng taxi Mai Linh cũng không nằm ngoài vòng xoáy của cơn lốc Covid -19. Mặc dù trong thời điểm thực hiện giãn cách xã hội, hãng này vẫn có 200 xe được phép chạy tại một số bệnh viện ở Hà Nội, nhưng thu cũng không thể đủ chi. Hầu hết người lao động không có việc làm đã bỏ về địa phương kiếm sống. Hiện Mai Linh cũng như nhiều doanh nghiệp vận tải đang rất khó  tiếp cận với những hỗ trợ và vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.

“Dù còn 1 tia hy vọng cũng không bỏ cuộc”

“Chúng tôi nhất quyết không bán xe vì tin rằng dịch sẽ được kiểm soát, ngành du lịch mở cửa sẽ kéo theo du khách đến nghỉ dưỡng trong thời gian tới”, ông Tuấn hy vọng.

Hơn 30 nhân viên lái xe của Công ty Anh Tuấn Phát không bỏ việc mà vẫn bám trụ lại chờ công việc. “Hồi tháng 4, khi mở cửa du lịch cứ tưởng tình hình sẽ thay đổi, ai ngờ đợt dịch mới ập đến lần thứ 4 khiến khó khăn chồng chất”, Phó giám đốc Công ty TNHH Anh Tuấn Phát chia sẻ.

Những doanh nghiệp như của ông Tuấn đã chuẩn bị sẵn sàng khi chính quyền cho phép mở cửa du lịch đón khách.

tm-img-alt
Nhiều doanh nghiệp vẫn cố gắng bám trụ, quyết không bỏ cuộc.

Còn anh Khôi (Phú Thọ) cho hay: “Không chỉ có tôi, mà rất nhiều các doanh nghiệp khác vẫn nhen nhóm hy vọng thời gian tới xe khách lại chạy bình thường. Bán xe trả nợ là phương án cuối cùng và bất đắc dĩ, chứ chẳng ai muốn bỏ đi “cần câu cơm” của gia đình mình cả”.

Trong khi nhiều người buộc phải bán xe để trả nợ và chuyển nghề thì số khác chọn cách giữ lại phương tiện. Nhiều doanh nghiệp vận tải du lịch cũng chung niềm hy vọng như ông Tuấn, anh Khôi khi chính quyền bắt đầu cho phép mở cửa đón khách.

Bạn đang đọc bài viết Lao đao trong “bão dịch” Covid 19, doanh nghiệp vận tải bán xe trả nợ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới