0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ ba, 14/09/2021 07:02 (GMT+7)

Làm cách nào để huyết áp không bị cao trước khi tiêm vắc-xin Covid-19?

Bạn đọc Nguyên Anh hỏi: Tôi 60 tuổi, đã 2 lần được gọi đi tiêm vắc-xin Covid-19 nhưng không thể tiêm được vì huyết áp cao. Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên bằng cách nào huyết áp không bị cao để được tiêm vắc-xin?

Trả lời về câu hỏi trên, PGS-TS-BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng Bộ môn Nhi Trường Đại học Y Dược TP HCM, kiêm Trưởng đơn vị điều trị Covid-19, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) cho biết: Tình trạng cao huyết áp khi đến điểm tiêm, thông thường là do lo lắng, hồi hộp quá. Vì vậy, để đo huyết áp chính xác và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây cao giả trong thời gian ngắn thì nên đến sớm nơi chích ngừa, ngồi nghỉ 15-30 phút rồi hãy đo huyết áp.

tm-img-alt
Ảnh minh họa

Ngoài ra, sau khi tiêm xong, người được tiêm cần lưu ý những điều sau:

1) Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng COVID-19.

2) Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng.

Theo các chuyên gia, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.

Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm bởi caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

3) Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ

Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.

Nên ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

5 lưu ý quan trọng sau tiêm vaccine COVID-19 - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

4) Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm: Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

5) Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có:

a. Sốt dưới 38,5 độ C: Cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

b. Sốt từ 38,5 độ C trở lên: Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Bạn đang đọc bài viết Làm cách nào để huyết áp không bị cao trước khi tiêm vắc-xin Covid-19?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới