Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ớt bột sang Việt Nam
Hàn Quốc đã đàm phán với Việt Nam từ năm 2008 về các điều khoản xuất khẩu ớt bột và hiện đã hoàn tất đàm phán để xuất khẩu mặt hàng này.
Thông tin từ Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc, hiện kim ngạch xuất khẩu ớt bột của Hàn Quốc đạt 91,5 triệu USD trong năm 2019, trong đó Nhật Bản chiếm tới 99,7%. Các thị trường xuất khẩu ớt bột khác còn có vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), Singapore và Nga.
Hàn Quốc đã đàm phán với Việt Nam từ năm 2008 về các điều khoản xuất khẩu ớt bột và hiện hoàn tất đàm phán với Việt Nam để xuất khẩu mặt hàng này.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam trong năm 2019 đạt 48 tỷ USD, giảm 0,9% so với năm 2018. Năm ngoái, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng lê Hàn Quốc trị giá 16 triệu USD, tiếp sau là dâu tây với 6,6 triệu USD. Nho và táo cũng là một trong những sản phẩm nông nghiệp phổ biến của Hàn Quốc ở Việt Nam. Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Hàn Quốc năm 2019, sau Trung Quốc và Mỹ.
Hàn Quốc sẽ đẩy mạnh xuất khẩu ớt bột sang Việt Nam
Hàn Quốc đang nỗ lực tăng cường xuất khẩu nông sản sang nhiều quốc gia, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu thực phẩm tăng trên toàn cầu do ngày càng có nhiều người dùng bữa ở nhà.
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (MTIE) vừa công bố chiến lược thương mại mới hậu Covid-19, trong đó nhấn mạnh đến một số thay đổi về trật tự thương mại thế giới, gồm chuyển đổi kỹ thuật số và tái cấu trúc mạng lưới cung cấp.
MTIE nhận định, sau khi cuộc khủng hoảng Covid-19 kết thúc, chủ nghĩa “ưu tiên lợi ích quốc gia” sẽ ngày càng lan rộng khiến xu hướng bảo hộ mậu dịch cũng được đẩy mạnh, cơ chế đa phương đặt trọng tâm vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) suy yếu dần. Ngược lại, thương mại trên nền tảng kỹ thuật số sẽ ngày càng phát triển, cạnh tranh giữa các quốc gia cũng khốc liệt hơn. Xu hướng tái cấu trúc mạng lưới cung cấp tập trung vào các nước phát triển sẽ được đẩy nhanh. Theo đó, chiến lược của MTIE đặt trọng tâm vào đối phó chủ động với những thay đổi trên, thiết lập trật tự thương mại dựa trên hợp tác và liên minh.
Theo dự báo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK), nền kinh tế nước này trong năm nay có thể đối mặt với tăng trưởng âm do sự phục hồi đầu tư chậm hơn dự báo và tình trạng mất việc làm vẫn tiếp tục. Mặc dù tiêu dùng đã phục hồi nhờ một số biện pháp hạn chế các hoạt động kinh tế nhằm ngăn chặn đại dịch được nới lỏng và chính phủ thực hiện gói kích thích, xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm.