Hà Nội sắp phủ sóng mạng 5G tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm
CenLand đặt mục tiêu doanh thu và lãi ròng năm 2020 lần lượt đạt 2.441 tỉ đồng và 400 tỉ đồng, tương ứng tỉ lệ tăng trưởng 5% và 2% so với năm 2019.
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép thử nghiệm thương mại mạng và dịch vụ 5G với số lượng không quá 100 trạm thu phát sóng (BTS) tại các băng tần 2.600MHz, 3.700-3.800MHz (C-Band).
Theo đó, VNPT lắp đặt 50 BTS 5G tại Hà Nội. Số lượng BTS còn lại được lắp đặt tại TP Hồ Chí Minh để thử nghiệm thương mại.
Dự kiến, VNPT trình diễn khai trương thử nghiệm thương mại 5G với 4 điểm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. VNPT sẽ phủ sóng 5G tại một số địa điểm, chủ yếu là tại khu vực phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm và tại quận Hai Bà Trưng đối với Hà Nội.
Hà Nội sắp phủ sóng mạng 5G tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm |
Còn tại TP Hồ Chí Minh, VNPT triển khai phủ sóng 5G tại các địa điểm tập trung đông người, như tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu vực Nhà thờ Đức Bà (Quận 1) và tại khu vực trung tâm thuộc Quận 3, Quận 10.
VNPT cũng lên kế hoạch đầu tư mạng lõi để bảo đảm hỗ trợ 5.000 thuê bao 5G trong giai đoạn thử nghiệm tiền thương mại tại hai thành phố lớn nhất cả nước. Đồng thời, phối hợp với nhà sản xuất điện thoại thực hiện test (kiểm tra) tích hợp các thiết bị đầu cuối 5G hiện đang có mặt trên thị trường nhằm bảo đảm tối ưu trải nghiệm của khách hàng trên mạng 5G VinaPhone; hiện đã test thành công hơn 50% số mẫu thiết bị đầu cuối.
Trước đó, Chính phủ Việt Nam thể hiện rõ quyết tâm trong việc triển khai 5G trong năm nay. Điều này rất đáng được khen ngợi, cho thấy tầm nhìn xa của Chính phủ. Tất nhiên để đạt được bất kỳ thành tựu mới nào thì cũng phải vượt qua những thách thức nhưng với Việt Nam, tôi không cho rằng chúng là khó khăn, mà chúng chỉ đơn giản là những điều ta phải làm để phát triển và tiến lên phía trước. Điều quan trọng là chúng ta phải biết mình cần gì, từ đó phân loại ưu tiên để triển khai có lộ trình.
Trong trường hợp của Việt Nam, cũng giống như nhiều nước trên thế giới, trong thời gian đầu có thể triển khai 5G cục bộ tại đô thị thông minh hoặc các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, để có thể đưa ra lộ trình phát triển với ưu tiên rõ ràng, tôi khuyến nghị Việt Nam cố gắng triển khai và ứng dụng 5G vào những ngành rộng hơn ngoài điện thoại di động vì di động chỉ là một phần rất nhỏ của công nghệ 5G. Việt Nam có một nền công nghiệp sản xuất rất phát triển. Đây là một nền móng tốt để tận dụng công nghệ 5G, tạo ra đột phá trong cuộc cách mạng 4.0.
Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm