Giá hồ tiêu hôm nay 28/5: Tăng vọt chạm mốc 50.000 đồng/kg
Giá hồ tiêu tăng là tín hiệu đáng mừng cho người trồng tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Bởi toàn vùng đang chịu ảnh hưởng của khô hạn. Cùng với đó là giá nhân công, phân bón đều tăng.
Ghi nhận đầu giờ sáng nay 28/5, giá hồ tiêu ở Tây Nguyên, miền Nam tăng sốc, nhiều địa phương đã chạmmức 50.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá tiêu tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đầu tuần tăng lên ngưỡng 50.000 đồng/kg - đây là mức giá cao nhất toàn vùng cho tới thời điểm này.
Giá tiêu tại Đắk Nông (Gia Nghĩa) và Đắk Lắk (Ea H'leo) đang bán mức 49.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Gia La giao dịch ở mức 48.500 đồng/kg.
Giá tiêu tại Bình Phước cũng tăng lên mức 49.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại Đồng Nai cũng tăng lên ngưỡng 48.000 đồng/kg. Đây vẫn là mức giá thấp nhất tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam.
Đây là tín hiệu đáng mừng cho người trồng tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam. Bởi toàn vùng đang chịu ảnh hưởng của khô hạn. Cùng với đó là giá nhân công, phân bón đều tăng.
Tại thị trường thế giới, cà phê giao tại sàn Kochi (Ấn Độ) ở mức 32.500 rupee/tạ (tương ứng quy đổi tỷ giá tiền đồng Việt Nam khoảng 10 triệu đồng/tạ). Tại một số nước sản xuất lớn, sản lượng hạt tiêu vẫn ở mức cao. Mặc dù giá tiêu duy trì ổn định nhưng khối lượng giao dịch không nhiều. Người nông dân không muốn bán hàng ở mức giá hiện tại nên ít đưa hàng tới các thị trường sơ cấp.
Tại Ấn Độ, sản lượng tiêu trong năm nay dự báo tăng 20.000 tấn so với năm 2019, lên 65.000 tấn. Còn ở Việt Nam, sản lượng năm nay ước đạt khoảng 250.000 tấn. Cộng với 90.000 tấn tồn kho từ năm ngoái chuyển sang, tổng nguồn cung hạt tiêu là 340.000 tấn.
Mặc dù giá tiêu duy trì ổn định ở mức 305 rupee/kg tại Kochi hôm 22/5, nhưng khối lượng giao dịch chỉ có 7 tấn.
Theo ông Kishore Shamji của Kishor Spices, vì không hài lòng với giá hiện tại, người nông dân không đưa hàng tới các thị trường sơ cấp, buộc các thương nhân phải chuyển một lượng giới hạn hàng hoá tới thị trường đầu mối.
Mặt khác, người mua lớn tại Maharashtra, Gujarat, Tamil Nadu, Rajasthan, Madhya Pradesh, và Delhi vẫn trong tình trạng bị phong toả và không thể vận hành các nhà máy chế biến. Điều này khiến hoạt động thu mua chậm lại.
Những người làm việc trong các nhóm nhỏ như những ngành công nghiệp tiểu thủ để cung cấp thành phẩm cho các công ty lớn, cũng không thể hoạt động trong môi trường hạn chế hiện tại.
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ và Sáng tạo