0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 05/05/2023 16:33 (GMT+7)

Giá điện tăng, doanh nghiệp ngành nào sẽ gặp khó khăn?

CTCP Chứng khoán Mirae Assetcho rằng thời gian tới, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.

tm-img-alt
Giá điện tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 377/QĐ-EVN ngày 27/4/2023 về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân.

Theo đó giá bán lẻ điện bình quân là 1.920,3 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) từ ngày 4/5. Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 3% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.

Trong báo cáo phân tích về tác động giá điện tăng, CTCP Chứng khoán Mirae Assetcho rằng thời gian tới, một số ngành sản xuất sử dụng nhiều điện có thể ảnh hưởng tiêu cực như xi măng, hóa chất, luyện kim (thép), giấy.

Mirae Assetước tính, chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán (GVHB) đối với doanh nghiệp sản xuất thép, mức này cũng tương đương với doanh nghiệp thuộc ngành hóa chất.

Đối với lĩnh vực xi măng, chi phí điện chiếm khoảng 14-15% trên giá vốn hàng bán, trừ những doanh nghiệp lớn có lò quay xi măng thì chi phí điện chiếm khoảng 9-10% giá vốn hàng bán.

Còn doanh nghiệp sản xuất giấy, đơn vị phân tích ước tính chi phí điện chiếm tỷ trọng thấp hơn một vài ngành khác, chiếm trung bình 4-5% trên chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Mirae Asset giả định, nếu chi phí điện tăng thêm, doanh nghiệp không thể chuyển tiếp sang người tiêu dùng thì khi chi phí điện tăng 3% sẽ làm cho giá vốn bán hàng tăng thêm.Kéo theo đó là tổng lợi nhuận trước thuế (LNTT) của từng ngành có thể giảm tối đa tương ứng: LNTT ngành thép giảm 15%, LNTT ngành giấy giảm 2%, LNTT ngành xi măng giảm 13%, LNTT ngành hóa Chất giảm 1%.

Như vậy, có thể dễ dàng nhận thấy sự sụt giảm đáng kể của lợi nhuận khi chi phí điện tăng thêm làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có thể chuyển chi phí điện tăng, bằng cách tăng giá bán cho người tiêu dùng thì có thể làm giảm ảnh hưởng việc gia tăng chi phí đầu vào.

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2023 của CTCP Xi măng Vicem Hà Tiên (Mã: HT1) diễn ra vào ngày 24/4, ông Lưu Đình Cường - Tổng giám đốc công ty cho biết sẽ nâng giá bán sản phẩm nếu giá điện tăng.

Theo ông Cường, trước thời điểm tăng giá than vào tháng 2, tháng 3/2022, tỷ trọng than chiếm từ 40 - 45% giá thành sản xuất clinker (tùy từng đơn vị và tùy giá than tại những thời điểm khác nhau) còn giá điện chiếm 10%. Tuy nhiên, trong năm 2022 và hiện nay, giá than đã chiếm tới 56% giá thành sản xuất, còn tỷ trọng của giá điện chiếm tới 35%.

Các chuyên gia phân tích đánh giá nhìn tổng thể bức tranh EVN tăng giá điện bán lẻ sẽ làm giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp sản xuất tăng làm giảm lợi nhuận, đâu đó sẽ ảnh hưởng phần nào tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đối với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất điện, về dài hạn, giá điện bán lẻ tăng lên cùng sự phát triển của thị trường điện cạnh tranh sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn để các doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán điện, phản ánh đúng tỉ lệ cung cầu trên thị trường điện.

Minh Phương (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Giá điện tăng, doanh nghiệp ngành nào sẽ gặp khó khăn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.