0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 27/04/2022 15:16 (GMT+7)

Doanh nghiệp khó 'đo' được sức chịu tải của môi trường tại dự án

Theo TS Hoàng Dương Tùng, khi doanh nghiệp bỏ tiền để hoàn thành ĐTM xong cơ quan quản lý vẫn không duyệt. Điều này sẽ gây thiệt hại rất lớn đối với doanh nghiệp, vì vậy phải cân nhắc thật kỹ trước khi làm các thủ tục.

Cho ý kiến tại "Hội thảo nâng cao hiệu quả thực thi Luật Bảo vệ môi trường 2020" do Viện Chính sách Kinh tế Môi trường tổ chức, TS. Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết: "Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề theo quy định để phân nhóm đối tượng theo khoản 2 điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Tuy nhiên, một vấn đề bất cập hiện nay đó là có nhưng ngành nghề không nằm trong quy định. Doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đăng ký này, mong rằng trong thời gian tới, cơ quan quản lý sẽ làm rõ."

Doanh nghiệp khó “đo” được sức chịu tải của môi trường tại dự án - Ảnh 1
TS Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Về vấn đề liên quan đến ĐTM, hiện nay luật quy định doanh nghiệp phải hoàn thành các tiêu chí về bảo vệ môi trường sau đó mới gửi hồ sơ để Nhà nước phê duyệt.

Do đó, doanh nghiệp cần phải lưu ý đến thời điểm làm hồ sơ ĐTM. Nghị định 08 quy định các doanh nghiệp phải hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường rồi mới làm hồ sơ xin ĐTM. Ở đây tiềm ẩn một rủi ro, đó là khi doanh nghiệp bỏ tiền, thậm chí là rất nhiều tiền để hoàn thành công trình bảo vệ môi trường xong cơ quan quản lý vẫn không duyệt ĐTM. Doanh nghiệp nào rơi vào hoàn cảnh đó sẽ thiệt hại rất lớn, vì vậy phải cân nhắc thật kỹ trước khi làm các thủ tục xin ĐTM.

Ở các nước khác họ sẽ làm theo dạng "hậu kiểm", nghĩa là họ sẽ đưa ra một danh sách các yêu cầu để doanh nghiệp hoàn thiện trước khi nộp hồ sơ xin cấp ĐTM. Sau đó, khi doanh nghiệp hoàn thành các yêu cầu và nộp hồ sơ ĐTM thì cơ quan quản lý sẽ kiểm tra chi tiết, từ đó làm cơ sở để duyệt hồ sơ ĐTM của doanh nghiệp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ đỡ bị bối rối khi làm hồ sơ ĐTM.

Một vấn đề khác cũng phải lưu ý đó là dự án phải phù hợp với quy hoạch, nhưng thực tế hiện nay quy hoạch đang bị chồng chéo nhau, thậm chí thiếu hồ sơ quy hoạch, dẫn đến doanh nghiệp không biết được rằng dự án của mình phải tuân theo quy hoạch nào?

Tiếp đó là vấn đề sức chịu tải của môi trường, làm thế nào để doanh nghiệp biết được sức chịu tải của môi trường tại nơi đặt dự án? Áp dụng quy chuẩn nào để doanh nghiệp tuân theo? Hiện nay Luật chưa quy định rõ quy chuẩn nào được áp dụng để đánh giá sức chịu tải của môi trường.

Trong thời gian tới, cơ quan quản lý cần phải xác định rõ và điều chỉnh lại quy chuẩn cho phù hợp với từng tiêu chí để doanh nghiệp có thể hiểu đúng và đủ để thực hiện.

Về Giấy phép môi trường, các doanh nghiệp phải hiểu rằng Giấy phép sẽ có thời hạn từ 7 - 10 năm chứ không phải là vô thời thạn. Vì vậy doanh nghiệp cần phải lưu ý để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và sản xuất cho phù hợp.

Khi xin Giấy phép môi trường, doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến phần chi phí phải bổ ra để đầu tư hệ thống xử lý chất thải, chi phí vận hành và các chi phí liên quan đến bảo vệ môi trường. Trên cơ sở đó để tính toán chi phí đầu vào, giá thành sản phẩm... Trong trường hợp chi phí phải bỏ ra quá lớn thì cần phải xem xét lại hoặc điều chỉnh cho phù hợp.

Một điều đáng lưu ý đó là, Luật BVMT 2020 quy định, chủ dự án phải công khai ĐTM, và cơ quan quản lý phê chuẩn ĐTM phải công khai nội dung xin hồ sơ ĐTM của dự án để người dân có thể đọc được và góp ý, tạo sự đồng thuận giữa người dân và doanh nghiệp.

Giấy phép môi trường sẽ được triển khai từ năm 2025, nhưng doanh nghiệp cần có sự chủ động chuẩn bị từ ngay bây giờ, tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy.

Nhóm PV

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp khó 'đo' được sức chịu tải của môi trường tại dự án. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.