0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 06/11/2021 08:31 (GMT+7)

Doanh nghiệp cá tra có gặp khó do thiếu nguyên liệu và lao động?

Thời gian qua do thực hiện giãn cách xã hội, các hoạt động di chuyển, vận chuyển bị hạn chế đã ảnh hưởng đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá tra.

Vấn đề đảm bảo lao động và thiếu nguyên liệu

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN PTNT) cho biết, sản lượng cá tra thu hoạch trong hai tháng giãn cách xã hội giảm tương ứng là 20% và 44,9% so với tháng 7, 8/2020.

Tại nhiều thị trường tiêu thụ cá tra dần hồi phục và bắt đầu có tăng trưởng tốt nhưng nhiều nhà máy vẫn đang tập trung loay hoay chống dịch bệnh. Giá trị xuất khẩu tiếp tục giảm, người nuôi đã giảm sản lượng cá tra giống, cá thương phẩm. Cả doanh nghiệp xuất khẩu và người nuôi đều đang gặp rất nhiều khó khăn.

tm-img-alt
Tính tới hết tháng 09/2021, diện tích thả nuôi cá tra của cả nước đạt 6.828,3ha.

Tính tới hết tháng 09/2021, diện tích thả nuôi cá tra của cả nước đạt 6.828,3 ha (bằng 100% so với cùng kỳ 2020). Diện tích thu hoạch đạt 3.086,7 ha (bằng 95% so với cùng kỳ 2020); Sản lượng thu hoạch ước đạt 987,4 nghìn tấn (bằng 90,5% so với cùng kỳ 2020). Sản lượng cá tra thu hoạch trong 02 tháng giãn cách xã hội giảm tương ứng là 20% và 44,9% so với tháng 07, tháng 08/2020, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT) cho hay.

Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP. PRO, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Việt Nam (VASEP) đã nhận định thị trường và phân tích nguyên nhân của những khó khăn này:

"Có hai khó khăn lớn nhất đối với các ngành cá tra hiện tại là vấn đề đảm bảo lao động và thiếu nguyên liệu. Thời gian đứt gãy chuỗi cung ứng do giãn cách xã hội từ tháng 7 đến tháng 9 quá lâu và quá khắc nghiệt dẫn đến chi phí đầu vào cho sản xuất của các nhà máy, chi phí vận tải giao thương đều tăng cao".

Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm VASEP. PRO (VASEP)

Có hai khó khăn lớn nhất đối với các ngành cá tra hiện tại là vấn đề đảm bảo lao động và việc thiếu nguyên liệu. Thời gian đứt gãy chuỗi cung ứng do giãn cách xã hội từ tháng 7 đến tháng 9 quá lâu và quá khắc nghiệt dẫn đến chi phí đầu vào cho sản xuất của các nhà máy, chi phí vận tải giao thương đều bị tăng cao. Tình trạng này sẽ còn kéo dài nếu như tình hình dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp.

Những đánh giá về khả năng đảm bảo cá tra xuất khẩu trong thời gian tới theo bà Hằng sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc phủ sóng vaccine đối với Đồng bằng Sông Cửu Long.

Phó Giám đốc Trung tâm VASEP. PRO cho biết: “Tại các địa bàn sản xuất cá tra trọng điểm, tỷ lệ phủ sóng vaccine có tỉnh mới chỉ đạt khoảng hơn 13%, đây là khó khăn để có thể đảm bảo sản xuất”.

Đối với ngành cá tra, doanh nghiệp thường chỉ tự chủ được 60 - 70% nguyên liệu còn lại là phụ thuộc vào các hộ nông dân nuôi cá tra nhỏ lẻ. Tuy nhiên, giữa các hộ này thì khả năng hồi phục, nguồn vốn và nhận thức cũng không đồng đều. Đây là những vấn đề cần tính phương án khắc phục lâu dài, bà Hằng nhận định.

Tình hình nuôi cá tra ở các tỉnh trọng điểm ra sao?

Tính đến ngày 03/10/2021, diện tích nuôi cá tra của Đồng Tháp là 1.660,67 ha (trong đó diện tích năm 2020 chuyển sang là 1.072,9 ha), diện tích thu hoạch là 611 ha, sản lượng thu hoạch 245.425 tấn, theo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết.

Theo VASEP, giá cá tra nguyên liệu 21.000 – 22.000 đồng/kg (ổn định so với tuần trước) chi phí trung bình để sản xuất 1kg cá nguyên liệu khoảng 22.355 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lỗ 355 – 1.855 đồng/kg.

Một số doanh nghiệp chế biến cá tra tạm ngừng hoạt động trong mấy tháng do chưa đảm bảo quy định “3 tại chỗ”. Các doanh nghiệp cá tra lớn vẫn tiếp tục duy trì hoạt động nhưng giảm công suất.

Việc áp dụng “3 tại chỗ” trong thời gian dài, doanh nghiệp gặp rất nhiều trở ngại như: cơ sở vật chất thiếu thốn, công nhân ít nhiều bị ảnh hưởng tâm lý lo lắng và phát sinh nhiều chi phí.

Tính đến đầu tháng 10/2021, theo VASEP, tổng diện tích nuôi cá tra của tỉnh An Giang là 1.235ha, trong đó doanh nghiệp và hộ nuôi liên kết là 1.049ha (chiếm 87%), hộ không liên kết 187ha; sản lượng ước 400.000 - 450.000 tấn/năm, tập trung tại các huyện Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân và Tp.Long Xuyên.

tm-img-alt
Diện tích nuôi cá tra của An Giang và Đồng Tháp.

Tới cuối tháng 09/2021, nếu tính riêng diện tích đang nuôi cá tra thương phẩm của doanh nghiệp, có 37 vùng nuôi với 852,7ha. Sản lượng thủy sản thu hoạch cá tra 270.200 tấn (đạt 97,96% so với cùng kỳ 2020).

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang tiếp tục sản xuất cá bột, cá giống và 8 cơ sở sản xuất giống cá tra bột với tổng số 41.823 con cá bố mẹ (đang sinh sản 13.993 con; cá hậu bị 27.830 con, trong đó đàn cá của Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II là 10.530 con), năng lực cung cấp 12 tỷ cá bột/năm.

Tỉnh An Giang còn có 998 cơ sở ương dưỡng giống cá tra với diện tích 900ha, năng lực ương dưỡng là 2-3 tỷ con/năm, tập trung tại các huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú và TX.Tân Châu. Diện tích hiện đang nuôi 593ha, sản lượng thu hoạch 1,4 tỷ con, cao hơn 4,82% so cùng kỳ năm 2020.

Tới cuối tháng 09/2021, trong 19 doanh nghiệp Thủy sản của An Giang, chỉ có 6 doanh nghiệp dừng hoạt động do ảnh hưởng bởi COVID-19.

An Giang đã cho các doanh nghiệp xây dựng các phương án hoạt động trở lại với điều kiện đáp ứng "3 xanh", đó là, doanh nghiệp trong vùng xanh - công nhân trong vùng xanh - công nhân đã tiêm vaccine COVID-19 (hoặc xét nghiệm định kỳ) thì được phép hoạt động.

Do thực hiện giãn cách xã hội nên các nhà máy chế biến giảm công suất, giảm thu mua nguyên liệu đầu vào, chủ yếu sử dụng nguyên liệu từ vùng nuôi của công ty hoặc trong chuỗi liên kết.

Giá cá tra thương phẩm loại I trong quý III/2021 duy trì ở mức 21.000 - 22.000 đồng/kg, thấp hơn 500đ/kg so với thời điểm trước khi thực hiện giãn cách xã hội nhưng vẫn tăng từ 3.000 - 4.500 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Một số ao nuôi đã thích ứng bằng cách giảm cho cá ăn.

Sản xuất cá giống cũng gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ giảm tới 50% công suất do thời tiết bất lợi, cá thương phẩm cũng tiêu thụ chậm, giá giảm trong thời gian gian dài. Giá cá giống loại 30 - 35 con/kg dao động mức 19.000 - 22.000 đồng/kg.

tm-img-alt
Giá cá tra Phile đông lạnh trong 3 năm 2019, 2020, 2021.

9 tháng năm 2021, giá cá tra phile đông lạnh trung bình xuất khẩu ổn định và cao hơn so với cùng kỳ năm 2020 từ 0,2 - 0,3 USD/kg, dao động quanh mức 2,25 - 2,65 USD/kg. Đây là động lực về đầu ra để thúc đẩy ngành cá tra khôi phục trở lại, theo đánh giá của VASEP.

Bạn đang đọc bài viết Doanh nghiệp cá tra có gặp khó do thiếu nguyên liệu và lao động?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023