0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ bảy, 07/10/2023 09:34 (GMT+7)

Đại gia Đường “bia” truyên bố muốn "đua" cùng Vingroup - Techcombank tại dự án cao tốc hơn 25.000 tỷ

Ông Nguyễn Hữu Đường, Tổng Giám đốc công ty TNHH Hòa Bình vừa tuyên bố sẽ tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện cao tốc Gia Nghĩa– Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư. Đây cũng là dự án đã được liên danh Vingroup - Techcombank xin đầu tư.

Khẳng định năng lực trước khi gia nhập đường đua

Ngày 5/10, Công ty Hòa Bình của đại gia Đường “bia” đã khánh thành đoạn đường mẫu cao tốc với cam kết chất lượng vĩnh cửu, chống chịu được động đất cấp 8. Theo chia sẻ của Chủ tịch Nguyễn Hữu Đường đây là sự kiện khẳng định năng lực của Hòa Bình trước khi tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện cao tốc Gia Nghĩa– Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Đại gia Đường “bia” truyên bố muốn "đua" cùng Vingroup - Techcombank tại dự án cao tốc hơn 25.000 tỷ - Ảnh 1
Đại gia Đường "bia" khẳng định tại buổi lễ khánh thành đoạn đường cao tốc mẫu sẽ tham gia đấu thầu chọn nhà đầu tư tại cao tốc Gia Nghĩa -Chơn Thành.

Tại sự kiện, đại gia Đường “bia” cho biết, với mong muốn được tham gia tham gia đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa– Chơn Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP), công ty Hòa Bình đã cử đoàn cán bộ cùng chuyên gia Trung Quốc – thuộc Tổng Công ty đường cao tốc Quảng Tây kết hợp với chuyên gia làm đường của Đức, Mỹ tư vấn khảo sát tuyến đường.

Ngày 6/9/2023 đoàn đã đưa ra được bản báo cáo kết quả khảo sát địa chất, địa hình, địa trạng, thủy văn… đưa ra phương án làm đường cao tốc vĩnh cửu ( chịu được động đát cấp 8 và chịu được môi trường ngập úng lên đến 6 tháng mà chất lượng đường không thay đổi).

Ngày 12/9/2023 công ty Hòa Bình tổ chức thi công đường mẫu theo thiết kế, dựa trên các tham khảo ý kiến của phía chuyên gia Trung Quốc và chuyên gia Đức. Con đường bao gồm: hai hàng cừ bê tông chắn 2 bên phạm vi con đường dày 60mm và sâu 3m có tác dụng ngăn ngừa được động đất cấp 8 (khu vực triển khai có khả năng xảy ra động đất cấp 5, cấp 6), tuyến cừ còn có tác dụng ngăn nước ngấm vào nền đường gây hư hỏng đường (khu vực có khí hậu mùa khô và mùa mưa, vào mùa mưa thì nguy cơ sói mòn sạt lở cao do lượng mưa lớn và lượng nước từ trên cao đổ xuống).

Từ ngày 25/9 đến 30/9/2023 Công ty đã cử một đoàn kỹ sư quay trở lại dự án để nghiên cứu phát triển khu công nghiệp, khu nhà ở xã hội, khu nhà máy nước để hỗ trợ cho hai tỉnh và có bản vẽ quy hoạch diện tích sử dụng đất.

Ngày 5/10, Công ty Hòa Bình cũng đã tiến hành thử tải (thử tải tĩnh, thử tải động, thử tải nước). Con đường bao gồm: hai hàng cừ bê tông chắn 2 bên phạm vi con đường dày 60mm và sâu 3m có tác dụng ngăn ngừa được động đất cấp 8 (khu vực triển khai có khả năng xảy ra động đất cấp 5, cấp 6), tuyến cừ còn có tác dụng ngăn nước ngấm vào nền đường gây hư hỏng đường (khu vực có khí hậu mùa khô và mùa mưa, vào mùa mưa thì nguy cơ sói mòn sạt lở cao do lượng mưa lớn và lượng nước từ trên cao đổ xuống).

"Quá trình thử tải các giai đoạn đã đưa ra được kết quả chất lượng và quy trình làm đường cao tốc mẫu của công ty Hòa Bình ưu việt về thiết kế, đạt chất lượng tốt, an toàn, hiện đại, bền vững, tuổi thọ vĩnh cữu", ông Đường khẳng định.

Hệ sinh thái đại gia Đường “bia” doanh ra sao?

Trong hệ sinh thái của đại gia Đường "bia", Công ty Cổ phần Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group). Đường Man có vốn điều lệ là 277,5 tỷ đồng. Cổ đông lớn nhất là đại gia Đường "bia" với tỉ lệ sở hữu 88% vốn điều lệ, tương đương 244 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Đường hiện là cổ đông lớn nhất tại Hoà Bình Group khi sở hữu 47,7% vốn điều lệ. Đồng thời, ông còn nắm 70% vốn tại CTCP Đầu tư và Xây dựng Nhà ở xã hội Hòa Bình (Hòa Bình Social House).

Thế nhưng, tình hình kinh doanh của Đường Man lại không mấy khả quan khi doanh nghiệp liên tiếp báo lỗ. Theo báo cáo tài chính mới đây được Đường Man công bố, doanh nghiệp cho biết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2021 của công ty đều trong tình trạng thua lỗ. Trong đó, mức lỗ năm 2020 của doanh nghiệp này là gần 92 tỷ đồng và năm 2021 lỗ thêm 51,5 tỷ đồng. Tổng cộng trong 2 năm công bố thông tin tài chính kể trên, Đường Man lỗ gần 144 tỷ đồng.

Đại gia Đường “bia” truyên bố muốn "đua" cùng Vingroup - Techcombank tại dự án cao tốc hơn 25.000 tỷ - Ảnh 2

Với khoản thua lỗ kể trên, vốn chủ sở hữu của nhà sản xuất malt bia này cũng giảm từ gần 210 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 158,3 tỷ đồng năm 2021.

Tính đến cuối năm 2021, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu của Đường Man là 8,42 lần, tương đương nợ phải trả của doanh nghiệp vào khoảng 1.332 tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ dư nợ trái phiếu/vốn chủ sở hữu là 1,26 lần, tương đương số dư trái phiếu cùng thời điểm là gần 200 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đây chính là số dư trái phiếu với mã DMBOND2017 được Đường Man phát hành ngày 20/11/2017, kỳ hạn 7 năm (đáo hạn tháng 11/2024), tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng.

Tại thời điểm phát hành, tài sản thế chấp của lô trái phiếu là hệ thống dây chuyền mạ vàng của Đường Man với tổng giá trị gần 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, nghĩa vụ đảm bảo đã được thay đổi vào năm 2018 với tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và thiết bị văn phòng.

Cũng liên quan lô trái phiếu này, Đường Man cho biết công ty đã chậm thanh toán lãi trong kỳ thanh toán ngày 30/11/2021. Tổng số tiền phải thanh toán là gần 5,5 tỷ đồng, nhưng phải đến ngày 9/12 cùng năm, công ty mới thanh toán được cho trái chủ và đến nay mới công bố thông tin với HNX. Lý do chậm thanh toán được đưa ra là doanh nghiệp chưa thu xếp đủ nguồn tiền để thanh toán theo kế hoạch.

Dự án đường cao tốc Bắc – Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa– Chơn Thành là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành giao thông vận tải. Tuyến đường dài khoảng 140km, điểm đầu tại khu vực thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, điểm cuối tại thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước, kết nối với điểm đầu của cao tốc Chơn Thành - Đức Hòa (thuộc dự án đường Hồ Chí Minh) và điểm cuối của đường cao tốc TP.HCM - Chơn Thành.

Tính toán sơ bộ nếu đầu tư đường cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành ban đầu với 4 làn xe, bề rộng 17m (tương tự quy mô phân kỳ của dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, 2021 - 2025 và một số dự án đường cao tốc khác đang triển khai), vận tốc thiết kế 80 - 100km/h thì tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỉ đồng.

Liên quan đến tuyến cao tốc này, vào đầu tháng 5/2022, liên danh Vingroup - Techcombank đã có văn bản gửi UBND tỉnh Bình Phước, UBND tỉnh Đắk Nông và Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thực hiện dự án đầu tư tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.

Theo đó, liên danh Vingroup – Techcombank đề xuất bỏ chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trong trường hợp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không được phê duyệt, liên danh này cam kết chịu mọi chi phí liên quan đến công tác chuẩn bị đầu tư công trình.

Đến cuối tháng 5/2022, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chấp thuận giao liên danh Vingroup - Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.

Tháng 10 năm ngoái, liên danh Vingroup - Techcombank khẳng định tổng số vốn dự kiến tối đa mà nhà đầu tư có thể thu xếp tham gia vào dự án là 16.000 tỷ đồng. Đối với số vốn còn lại, liên danh Vingroup – Techcombank đề nghị UBND 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước báo cáo Thủ tướng xem xét hỗ trợ bổ sung thêm từ nguồn vốn ngân sách của địa phương hoặc trung ương để đảm bảo tổng mức đầu tư thực hiện dự án.

Minh Anh

Bạn đang đọc bài viết Đại gia Đường “bia” truyên bố muốn "đua" cùng Vingroup - Techcombank tại dự án cao tốc hơn 25.000 tỷ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hơn 100 doanh nghiệp tham gia triển lãm Thang máy Quốc tế 2024
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 14-16/11 với nhiều hoạt động hoạt động như: Lễ khai mạc; phiên bình chọn sản phẩm xuất sắc; thảo luận mở trong “Hội nghị kết nối sản phẩm và công nghệ thang máy”…
Doanh nghiệp rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh
Đại biểu Quốc hội cho biết, thực tiễn thì còn rất nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực cần chuyển từ nâu sang xanh trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai và biến đổi khí hậu thì lại có rất ít thông tin và rất khó để tiếp cận các nguồn vốn xanh.

Tin mới