0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com
Thứ bảy, 07/03/2020 18:18 (GMT+7)

Cuộc sống của người dân tại phố Trúc Bạch sau đêm phong tỏa như thế nào?

Sau khi phát hiện một cô gái 26 tuổi dương tính với Covid 19 vào tối 6/3, toàn bộ khu phố Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội đã được khử trùng, việc đi lại bị kiểm soát.

Sau khi thành phố Hà Nội xác nhận trên địa bàn có ca dương tính Covid-19 đầu tiên vào tối 6/3. Bệnh nhân được xác định là chị N.H.N. (26 tuổi), nữ quản lý khách sạn, trú tại 125 phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Đêm qua, 6/3, lực lượng chức năng đã tiến hành phong toả, dựng hàng rào kiểm soát người dân ra vào trên phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội). Trong sáng 7/3, Binh chủng Hóa học khử trùng nhiều tuyến phố thuộc phường Trúc Bạch và một phần những phố lân cận.

Lực lượng chức năng vào từng nhà dân để phun khử trùng. Mọi công tác đều được triển khai lớp lang, cẩn trọng. Người dân trong khu vực cũng hợp tác để việc phòng chống dịch trong khu vực đạt hiệu quả.

pho truc bach

 Cuộc sống của người dân tại phố Trúc Bạch sau đêm phong tỏa như thế nào?

Cũng vào sáng 7/3, mặc dù lệnh phong tỏa vẫn được duy trì, nhưng hoạt động của người dân nơi đây diễn ra bình thường. Những khu chợ xép gần ngã ba Trúc Bạch – Châu Long vẫn tấp nập cảnh người mua bán.

Họ truyền tai nhau về lệnh phong tỏa, hay tin cô gái bị nhiễm COVID-19 nhưng ai nấy đều rất bình tĩnh. 

Các cửa hàng ăn, quán cà phê gần Ngũ Xá, Nguyễn Khắc Hiếu… vẫn mở bán. Chỉ một số ít quán nhậu, cà phê trên đường Trúc Bạch đóng cửa vì không có khách.

Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội sáng 7/3, PGS.TS.BS Nguyễn Nhật Cảm – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hà Nội cho biết "Ở phố Trúc Bạch – chúng tôi đang làm rất nghiêm túc, giám sát chặt chẽ, tất cả người dân sống ở phố này phải giám sát sức khoẻ 2 ngày/lần, ai có biểu hiện ho, sốt thì phải ứng xử như một ca nghi ngờ”.

Theo vị này, những người tiếp xúc gần với người nhiễm COVID-19 ứng xử như như người bệnh, bởi người tiếp xúc gần có nguy cơ trở thành bệnh nhân rất cao. Những người tiếp xúc với bệnh nhân - nếu không được giám sát chặt chẽ, không được theo dõi liên tục thì rất vất vả trong công tác phòng dịch.

Chúng ta phải luôn trong tâm thế ứng xử như vậy”, ông Cảm nhấn mạnh

Theo ông Cảm, trong sáng nay, trung tâm đã yêu cầu Bệnh viện Hồng Ngọc dừng không tiếp nhận bệnh nhân, người bệnh trong bệnh viện cũng đang rất lo lắng, song cơ quan chức năng muốn những người này ở lại bệnh viện để có biện pháp kiểm tra y tế.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, tổng số ra viện là 542 người; còn số cán bộ viên chức, người lao động của viện là 550 người - số này gia đình không muốn cho về nhà, cho nên nhà chức trách đã tổ chức một địa điểm ở Long Biên để cho họ cách ly, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Cuộc sống của người dân tại phố Trúc Bạch sau đêm phong tỏa như thế nào?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới