0981 389 194 ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Cuộc chạy đua nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19 trên thế giới

Các nước trên thế giới đều đang tập trung nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19. Đồng thời nhiều nước cũng đang cho thử nghiệm trên diện rộng các loại vaccine phòng lao phổi.

Thụy Sỹ

Vaccine được nhóm nghiên cứu Thụy Sĩ phát triển có cách tiếp cận khác với các phòng thí nghiệm khác bằng cách sử dụng cái được gọi là các hạt giống virus, không lây nhiễm - không giống như khi sử dụng virus - và cung cấp phản ứng miễn dịch tốt. Một nguyên mẫu đã được phát triển vào tháng 2, chỉ vài tuần sau khi virus SARS-CoV-2 được xác định ở Trung Quốc, và đã cho thấy hiệu quả trong các thử nghiệm trên chuột.

Anh

Giới chức y tế Anh cho biết vaccine phòng SARS-CoV-2 do Đại học Oxford nghiên cứu, phát triển sẽ bắt đầu được thử nghiệm trên người từ ngày 23/4.

Phát biểu tại cuộc họp báo mới đây, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock đã ca ngợi các nhà nghiên cứu vì đã có những bước tiến nhanh chóng, đồng thời khẳng định nước Anh sẽ đầu tư mọi nguồn lực cần thiết để phát triển loại vaccine này.

vc

Cuộc chạy đua nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19 trên thế giới

Trước đó, các nhà khoa học tại Đại học Oxford tuyên bố mục tiêu của họ là chế tạo khoảng một triệu liều vắc xin ngừa virus SARS-CoV-2 vào tháng 9 tới.

Từ cuối tháng 3, dự án của Đại học Oxford, liên danh giữa Viện Jenner và Nhóm vaccine Oxford, đã tiến hành tuyển chọn các đối tượng cho thử nghiệm lâm sàng là những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18 đến 55.

Đức

Viện Paul-Ehrlich, tổ chức nghiên cứu và cơ quan quản lý y tế của Đức thuộc Bộ Y tế nước này thông báo đã cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng lần đầu tiên với vaccine phòng SARS-CoV-2.

Ấn Độ

Ấn Độ cho biết sẽ sử dụng một loại vaccine phòng lao phổi cho trẻ sơ sinh để thử nghiệm trên người trưởng thành để xác định xem vaccine này có tạo ra cơ chế miễn dịch chống lại SARS-CoV-2 hay không.

Loại thuốc sắp được thử nghiệm là vaccine phòng bệnh lao BCG tái tổ hợp của Viện Huyết thanh Ấn Độ, được phát triển năm 1919 và đã được chứng minh an toàn trong quá trình sử dụng. Viện này có thể tạo ra từ 300-400 triệu liều.

Ông Adar Poonawalla, Giám đốc Viện trên, cho biết vaccine BCG tái tổ hợp sẽ tốt hơn vaccine BCG hiện hành vì có đặc tính an toàn cao, có thể tiêm cho trẻ sơ sinh. Vaccine này đang được sử dụng ở hơn 100 quốc gia trên thế giới trong hơn 2 thập kỷ qua.

Theo kế hoạch, Viện Huyết thanh Ấn Độ sẽ tiến hành thử nghiệm vaccine BCG tái tổ hợp trong vòng 2 tuần nữa để chứng minh khả năng tăng cường hệ miễn dịch ở người.

Các thử nghiệm sẽ được tiến hành ở Pune, thuộc bang Maharashtra và cũng là nơi đặt trụ sở của viện. Dự kiến, sẽ có khoảng 2.000-3.000 người thuộc diện nguy cơ cao tham gia thử nghiệm này, bao gồm người cao tuổi, người mắc các bệnh nền như tiểu đường, hen suyễn, huyết áp cao và các nhân viên y tế.

Hàn Quốc

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã tiến hành nghiên cứu lâm sàng về việc điều trị dự phòng COVID-19 bằng hydroxychloroquine, một loại thuốc chống sốt rét gây tranh cãi vốn được quảng cáo là phương pháp điều trị tiềm năng.

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Samsung ở Seoul và Bệnh viện Đại học Quốc gia Pusan ở Busan cho biết họ đã thực hiện Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) bằng cách sử dụng thuốc hydroxychloroquine (HCQ) cho 184 bệnh nhân và 21 nhân viên y tế tại Bệnh viện Chăm sóc dài hạn (LTCH) ở Busan, nơi những người này có nguy cơ phơi nhiễm COVID-19 sau khi các ca lây nhiễm được ghi nhận tăng mạnh tại đây.

Các nhà nghiên cứu đã cung cấp liều 400 miligam HCQ mỗi ngày cho những người tham gia nghiên cứu đến khi hoàn thành thời gian cách ly 14 ngày.

Trong quá trình PEP, 32 người đã cho thấy có một hoặc nhiều triệu chứng, bao gồm tiêu chảy, phát ban da và các vấn đề về đường tiêu hóa.

Vào cuối 14 ngày cách ly, các xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase cơ bản (PCR) tiếp theo trên những người tham gia nghiên cứu đều cho kết quả âm tính, cho thấy những người nhận được áp dụng liệu pháp PEP không phát triển bệnh COVID-19.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn nói rằng điều này không có nghĩa là PEP có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa COVID-19 vì không có nhóm kiểm soát thích hợp và chỉ mới được tiến hành tại một trung tâm đơn lẻ.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Cuộc chạy đua nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19 trên thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0981 389 194 Hoặc email: ts.dautuvakinhdoanh@gmail.com

Tin mới