Chuyển đổi kỹ thuật số tại Việt Nam mùa dịch Covid-19
Cuộc chiến chống Covid-19 khiến Việt Nam nhận ra lỗ hổng tồn đọng trong hệ thống công nghệ số, do đó, chúng ta đang nỗ lực thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi.
Bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 được phát hiện đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12 năm ngoái, kéo theo hơn 6 triệu người mắc và 370,000 người thiệt mạng tại 215 quốc gia.
Trước tình hình đó, Việt Nam đã hành động nhanh chóng và quyết đoán ngay từ lúc dịch bệnh có dấu hiệu bùng phát và trở thành điểm sáng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên toàn thế giới.
Mặc dù Việt Nam là quốc gia mạnh về thương mại và du lịch trong khu vực, tuy nhiên tính đến hiện tại, Việt Nam chưa ghi nhận bất cứ ca tử vong nào liên quan đến Covid-19.
Việt Nam đã tận dụng lợi thế về mức độ sử dụng mạng xã hội cao của người dân để thực hiện nhiều biện pháp y tế với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin một cách hiệu quả. Tại Việt Nam, Bộ Y tế thường xuyên gửi tin nhắn đến các thuê bao di động về những thông tin liên quan đến diễn biến và cách phòng chống dịch bệnh, mỗi ngày sẽ có hàng chục văn bản, sản phẩm truyền thông dưới dạng inforgraphic, video ngắn hướng dẫn phòng dịch, được đang tải trên các mạng xã hội có người lượng người sử dụng lớn như Facebook, Zalo và Youtube. Ngoài ra, một số ứng dụng trên điện thoại thông minh để khai báo y tế cũng như tình hình dịch bệnh cũng được sử dụng rộng rãi.
Trong bối cảnh dịch bệnh hiện tại, công nghệ thông tin đã trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong phòng chống dịch bệnh ở Việt Nam với những kết quả tích cực. Bằng cách sử dụng các thiết bị di động, người dân có thể học trực tuyến, làm việc tại nhà, giao hàng tận nơi với chỉ 1 cú “click” nhanh gọn trên các gian hàng online và cũng có thể hoàn thành những công việc cần thiết khác mà không cần bước chân ra khỏi nhà.
Không những vậy, người dân cũng có thể thực hiện các giao dịch trên thiết bị di động thông minh của mình. Theo số liệu của chính phủ, số lượt truy cập vào Cổng dịch vụ công Quốc gia tăng đột biến từ 11 triệu vào cuối tháng 1 lên 28 triệu vào cuối tháng 3. Đồng thời, số lượng các giao dịch trực tuyến cũng tăng lên gấp đôi với 23.000 giao dịch trong tháng 3.
Bên cạnh đó, các trang thương mại điện tử cũng có mức tăng trưởng cao, trong đó có Tiki với ước tính sàn phát sinh 3.000-4.000 đơn hàng/phút, tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp Saigon Co.op cũng có số lượng đơn đặt hàng qua kênh mua sắm cao ngất ngưởng với hàng triệu lượt tương tác mỗi ngày và đơn hàng giao dịch trực tuyến tăng gấp 10 lần so với ngày thường.
Mặc dù, Việt Nam đã đạt được những thành công nhất định khi áp dụng kỹ thuật số vào việc tuyên truyền, hỗ trợ cho người dân trên toàn quốc trong mùa dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo nhận định của aecnewstoday, Việt Nam vẫn có thể giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch hiệu quả hơn nữa nếu hạ tầng kỹ thuật số phát triển ở quy mô đầy đủ hơn.
Kỹ thuật số của Việt Nam hiện nay đã có thể đáp ứng tốt phần lớn các dịch vụ công qua trực tuyến, tạo ra nền tảng học trực tuyến cho học sinh, sinh viên mọi cấp học, có khả năng phân tích dữ liệu lớn hỗ trợ theo dõi y tế, rút gọn các thủ tục hành chính nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phát triển các chương trình bảo trợ xã hội trên nền tảng công nghệ thông tin để đến gần hơn với bà con vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh những lợi ích mà chuyển đổi số mang lợi thì kỹ thuật số ở Việt Nam vẫn còn tồn đọng lỗ hổng trong công tác bảo mật thông tin, đòi hỏi quốc gia phải có mục tiêu rõ ràng cùng với quy định về cách thức vận hành và quản lý dữ liệu trong không gian số.
Hiện nay, chính phủ Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng nhiều hệ thống Chính phủ điện tử cùng nhiều sáng kiến khác đang được triển khai nhằm thúc đẩy việc sử dụng các hệ thống trên cho người dân trong mùa dịch. Việt Nam cũng đang nghiên cứu các phương thức nhằm phát huy tiềm năng công nghệ thanh toán điện tử trong Chiến lược Tài chính toàn diện Quốc gia vừa được phê duyệt gần đây.
Covid-19 đang là bài toán kiểm tra năng lực hệ thống các cấp, chỉ ra những thành tựu nổi bật cũng như những mặt hạn chế của các hệ thông đó. Đây là lời nhắc nhở rằng Việt Nam cần tận dụng triệt để những lợi ích tuyệt vời mà kỹ thuật số mang lại, đồng thời thúc đẩy quá trình trình chuyển đổi số nhanh hơn nữa.
Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo