0915 15 67 76 [email protected]

Cận cảnh thiết bị lặn không người lái Dolphin 'made in Vietnam'

Thiết bị lặn không người lái Dolphin là sản phẩm nghiên cứu của Đại học Bách khoa Hà Nội, có khả năng tự hành theo lập trình, phục vụ hoạt động quan trắc, thu thập dữ liệu.

Hiện tại ngay cả những cường quốc quân sự trên thế giới cũng rất chú trọng đầu tư phát triển tàu ngầm mini để giao cho chúng trọng trách làm lực lượng phòng thủ, bởi vì không một phương tiện nào thích hợp hơn cho chiến thuật "du kích trên biển".

Công nghệ để chế tạo tàu ngầm mini được đánh giá là không quá phức tạp, khi nó không đòi hỏi tích hợp nhiều hệ thống điện tử và vũ khí. Cốt lõi của việc đóng tàu ngầm mini chỉ cần chú trọng vào thiết bị định vị thủy âm cũng như bí quyết giữ độ ồn khi chạy trong phạm vi cho phép mà thôi.

dolphin 1

Cận cảnh thiết bị lặn không người lái Dolphin 'made in Vietnam' 

Đối với Hải quân nhân dân Việt Nam, trong vài năm qua ngành công nghiệp đóng tàu quân sự đã có những bước phát triển vượt bậc, chúng ta đã đủ khả năng chế tạo nhiều lớp tàu tuần tra cỡ 2.000 tấn, hay tàu tên lửa 500 tấn.

Ngoài ra không thể bỏ qua những kinh nghiệm trong việc khai thác làm chủ tàu ngầm tấn công Kilo 636 hay tàu ngầm mini lớp Yugo, đây chính là tiền đề cho việc tự bắt tay đóng mới tàu ngầm mini trong tương lai.

Và thiết bị lặn không người lái Dolphin của Đại học Bách khoa Hà Nội chính là một trong những sản phẩm khẳng định được sự phát triển của công nghệ Việt Nam.

dolphin

Được biết, Dolphin là thành quả nghiên cứu liên ngành gồm cơ khí động lực, thông tin dưới nước, vật liệu tiên tiến và cảm biến, tính toán, mô phỏng, thiết kế, điều khiển công suất và nguồn năng lượng, nghiên cứu công nghệ thông tin, mã hóa và xử lý tín hiệu, nghiên cứu hệ định vị vệ tinh GPS.

Thiết bị này có khả năng tự hành theo lập trình, phục vụ hoạt động quan trắc, quan sát, thu thập dữ liệu và giám sát dưới nước tại vùng biển nông, phục vụ an ninh quốc phòng và kinh tế biển, đảo. 

PGS.TS Trương Việt Anh, Chủ nhiệm công trình nghiên cứu khoa học công nghệ về thiết bị lặn không người lái cho biết: “Thiết bị này có khả năng phục vụ hiệu quả hoạt động quan trắc, quan sát, thu thập dữ liệu và giám sát dưới nước tại vùng biển nông.

Ngoài ra, thiết bị còn có khả năng điều khiển hành trình theo phương thức tự hành hoặc theo chương trình, đồng thời tích hợp điều khiển thuỷ âm hoặc giọng nói. Dolphin có đường kính thân chính 250mm, chiều dài 2100mm, khối lượng 80kg, độ sâu lặn thiết kế tối đa 50m, thời gian hoạt động dưới nước liên tục từ 6-8 giờ. Hiện nay thiết bị này cũng đã sẵn sàng chuyển giao”. 

Một trong những ưu điểm nổi bật của thiết bị lặn không người lái Dolphin là nó được điều khiển vận hành theo phương thức: Tích hợp điều khiển hệ động lực, hệ cảm biến, nguồn năng lượng và thiết bị kỹ thuật ngoại vi.

Được biết, việc nghiên cứu về tàu ngầm, các thiết bị lặn không người lái được thầy Việt Anh ấp ủ từ năm 2000, khi sang làm nghiên cứu sinh tại trường ĐH Tohoku, Nhật Bản. Khi đó, ông nghiên cứu chuyên sâu về dòng chảy xâm thực trong máy thủy lực, gắn liền với những vấn đề kỹ thuật của thiết bị dưới nước.

Học tập ở đất nước phát triển về ứng dụng khoa học công nghệ, sau một lần ngồi vào khoang lặn xuống biển vịnh Tokyo, thầy giáo Việt Anh đã ấp ủ mở hướng nghiên cứu và hy vọng sẽ đến ngày nào đó tàu ngầm và thiết bị lặn thông minh không người lái được ứng dụng ở Việt Nam.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Cận cảnh thiết bị lặn không người lái Dolphin 'made in Vietnam'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023