Bình Dương: Rau Thạnh Hội được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể
Sáng 26/5, tại xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ công bố văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Rau Thạnh Hội”. Đây là cơ hội giúp địa phương nâng cao giá trị sản phẩm.
Với chủ đề "Đưa nông sản Việt ra thế giới bằng công nghệ", ông Hoàng Minh Chiến - Phó cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, cho biết việc chuyển đổi số, đưa các mặt hàng nông nghiệp Việt Nam lên sàn thương mại điện tử đã được chuẩn bị từ Cù lao Thạnh Hội (xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) được bao bọc bởi sông Đồng Nai, là vùng trồng rau, củ quả nổi tiếng của tỉnh Bình Dương. Địa phương này còn có gọi cù lao Rùa, một địa danh có từ hàng trăm năm trước ở vùng đất Nam bộ.
Do ở gần TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) nên sản phẩm ở cù lao Thạnh Hội chủ yếu cung cấp cho 2 chợ đầu mối lớn ở đất Trấn Biên là chợ Tam Hiệp và chợ Biên Hòa. Do quanh năm được bồi đắp lượng phù sa màu mỡ, nên trồng cây gì cũng tươi tốt. Vài năm trở lại đây, Cù lao Thạnh Hội (xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) được bao bọc bởi sông Đồng Nai, là vùng trồng rau, củ quả nổi tiếng của tỉnh Bình Dương. Địa phương này còn có gọi cù lao Rùa, một địa danh có từ hàng trăm năm trước ở vùng đất Nam bộ.
Do ở gần TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) nên sản phẩm ở cù lao Thạnh Hội chủ yếu cung cấp cho 2 chợ đầu mối lớn ở đất Trấn Biên là chợ Tam Hiệp và chợ Biên Hòa. Do quanh năm được bồi đắp lượng phù sa màu mỡ, nên trồng cây gì cũng tươi tốt. Vài năm trở lại đây, Thạnh Hội trở thành một trong những vùng trồng rau, củ quả nổi tiếng.
Từ khi cù lao Thạnh Hội trở thành vùng chuyên canh rau củ quả, đời sống nông dân thêm gắn bó với thửa ruộng, khu vườn của mình hơn. Địa phương cũng thành lập các tổ hợp tác sản xuất rau màu theo tiêu chuẩn VietGAP, nhằm khuyến khích nông dân tạo nguồn cung cấp rau củ quả sạch ra thị trường và giữ thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, địa phương phối hợp với các đơn vị khuyến nông, bảo vệ thực vật của thị xã Tân Uyên động viên, tư vấn nông dân tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi có năng suất và giá trị kinh tế cao. Kinh nghiệm của nhà nông kết hợp với khoa học kỹ thuật đã sớm tạo cho vùng chuyên canh rau củ quả cù lao Thạnh Hội đảm bảo chất lượng, số lượng theo nhu cầu của thị trường.
Qua 2 năm triển khai thực hiện, đến nay Dự án chuyển giao khoa học - kỹ thuật về sản xuất rau đạt chứng nhận ViệtGAP tại xã Thạnh Hội đã kết thúc và đã được Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau Thạnh Hội”.
Việc đăng ký bảo hộ thành nhãn hiệu tập thể “Rau Thanh Hội” giúp rau trồng ở xã Thạnh Hội có thêm công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các hội viên nông dân theo quy định của pháp luật thông qua việc quản lý và sử dụng quyền sở hữu trí tuệ, chống các hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người nông dân.
Kết quả này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc xây dựng hoàn chỉnh các quy trình canh tác, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng xây dựng, bảo vệ sản phẩm, quảng bá nhãn hiệu “Rau Thạnh Hội” đến người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
Tại lễ công bố, ngành chức năng tỉnh đã giới thiệu mô hình hoạt động quản lý nhãn hiệu tập thể “Rau Thạnh Hội”, như: Tổng quan về sản phẩm, thông tin bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (logo, danh mục sản phẩm và dịch vụ được bảo hộ, tình trạng bảo hộ, thông tin chủ sở hữu), các quy định về quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Rau Thạnh Hội”. Ngành chức năng tỉnh cũng hướng dẫn nông dân về quy trình quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Rau Thạnh Hội” và cách kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên sản phẩm rau.
Dịp này, ngành chức năng tỉnh đã công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học và Công nghệ về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Rau Thạnh Hội” cho Hội Nông dân xã Thạnh Hội.
Theo Tạp chí Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo