5G mở ra cơ hội cho những thành phố thông minh
Khi công nghệ 5G đã “gõ cửa”, hình dung về những thành phố thông minh này đang trở nên rõ ràng và thực tế hơn bao giờ hết.
Những thành phố đến từ tương lai
Nếu như những năm đầu thế kỷ, hình ảnh của những chiếc xe tự hành không người lái, những ngôi nhà hoạt động không cần công tắc mà chỉ cần ra lệnh bằng giọng nói hay việc con người kết nối, mua bán từ xa chỉ là những hình dung trong những bộ phim viễn tưởng, thì ngày nay, những hình ảnh đó lại trở nên vô cùng quen thuộc. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và internet, đã mở ra những tiện ích vượt bậc chưa từng có, và hơn cả là những môi trường sống tiên tiến vượt ra khỏi giới hạn của cuộc sống trước đây.
Những ngày này, khái nhiệm về “nhà thông minh” (smart home) từ chỗ chỉ có trong phim ảnh đã trở thành một khái niệm hết sức quen thuộc. Nhưng ở tầm vĩ mô hơn, có một khái niệm mới cũng đang dần dần được hình thành và thường xuyên được nhắc đến bởi các nhà quy hoạch và lãnh đạo. Đó chính là “đô thị thông minh” (smart city). So với căn hộ thông minh (smart home) vốn chỉ gói gọn yếu tố công nghệ trong từng căn hộ đơn lẻ, thì đại đô thị thông minh (smart city) được nâng lên một tầm cao hơn để kiến tạo nên không gian và phong cách sống thông minh trọn vẹn.
Không chỉ giới hạn trong những thao tác đơn giản của smart home như tắt mở đèn, hệ thống điều hoà hay rèm bằng ứng dụng thông minh, smart city sẽ có khả năng quản lý hàng triệu cư dân sống trong không gian hàng nghìn kilomet vuông hoàn toàn bằng công nghê. Điều đó bao gồm điều hành hệ thống giao thông công cộng bằng tự động, chuyển đổi việc mua bán tiêu dùng hoàn toàn bằng ứng dụng thôg minh hay cao hơn cao hơn là quản lý nhân khẩu hoàn toàn dựa trên hệ thống camera nhận diện và trí tuệ nhân tạo.
5G – Nền móng của thành phố “trên mây”
Để có thể vận hành được những thành phố thông minh như vậy đòi hỏi phải có những hệ thống mạng có thể đảm bảo cho hàng triệu hay thậm chí là hàng tỷ kết nối với lưu lượng không lồ và tốc độ phản hồi tức thời. Hiện tại, chỉ có công nghệ 5G mới có khả năng đáp ứng những yêu cầu này. Trong một thử nghiệm thành công gần đây, mạng 5G của MobiFone có khả năng cung cấp lưu lượng lên tớ 2Gbps cùng độ trễ (lantency) chỉ 1 mili giây (tức nhanh gấp 10 lần tốc độ mắt thường chúng ta ghi nhận một hình ảnh).
Công nghệ vượt trội này sẽ là cột trụ, đảm bảo rằng sẽ không có bất cứ gián đoạn nào trong việc điều hành hệ thống tàu điện, duy trì hệ thống an ninh giám sát liên tục hay cập nhật liên tục các đặc điểm sinh trắc học của hàng triệu cư dân mà không xảy ra sai sót nào. Có thể nói, 5G chính là nền móng cơ bản đầu tiên của những thành phố trên mây – một các gọi khác của những thành phố được vận hành bởi internet và công nghệ điện toán đám mây.
Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với xu hướng phát triển chung của thế giới cũng như chủ trương quy hoạch phát triển của Chính phủ Việt Nam nói riêng. Còn nhớ cách đây không lâu, trong một buổi Hội nghị của Bộ Thông tin & Truyền thông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh rõ ràng Việt Nam phải trở thành một biểu tượng trỗi dậy của Châu Á thông qua phát triển công nghệ, với công nghệ thông tin là mũi nhọn hàng đầu.
Sẵn sàng cho cuộc chuyển giao
Với việc MobiFone thử nghiệm thành công hệ thống 5G tại 4 thành phố lớn trên cả nước là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh,Việt Nam đã bước chân vào top những quốc gia dẫn đầu về công nghệ này. Được biết hiện tại, trên thế giới chỉ có khoảng 10 quốc gia chuẩn bị đưa 5G vào triển khai trên quy mô lớn.
Trên thực tế, MobiFone đã chuẩn bị cho hướng phát triển này từ rất lâu. Không cần đợi cho tới khi thử nghiệm thành công mạng 5G, nhà mạng hàng đầu Việt Nam này đã chuẩn bị sẵn một hệ sinh thái sản phẩm đa dạng, sẵn sàng để tích hợp trong nay mai. Với 12 sản phẩm ứng dụng được chia thành các nhóm giải pháp hoàn chỉnh từ Quản lý, Hành chính, Liên lạc, Hợp tác nội bộ, Marketing và CSKH, MobiFone đã sẵn sàng để đặt những viên gạch đầu tiên trong những đô thị thông minh sắp tới.
Được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin MobiFone, đơn vị nghiên cứu hàng đầu của Tổng Công ty, các sản phẩm ứng dụng này “phủ sóng” được phát triển trên những nền tảng công nghệ cao cấp nhất như trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ dữ liệu big data, điện toán đám mây… được liên kết với nhau thành một cơ sở hạ tầng kết nối vạn vật (IoT) với khả năng đáp ứng toàn diện nhu cầu của một thành phố vận hành hoàn toàn bằng công nghệ. Có thể kể tới MegaMeeting – giải pháp cho các mô hình đạo tạo, hội nghị từ xa; mSale – hệ thống quản trị số để quản lý công tác phát triển thị trường, MobiCA – cung cấp chữ ký số và mã hoá giao dịch khách hàng; MobiAI – giải pháp chuyển đổi văn bản sang giọng nói…
Có thể nói, MobiFone đã sẵn sàng cho cuộc chuyển giao lớn nhất của cuộc sống người dân Việt Nam: từ những thành phố truyền thống sang những đô thị công nghệ hiện đại với mọi tiện ích trong tầm tay.
Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo