Quảng Bình được phê duyệt quy hoạch trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước, dự kiến sẽ phát triển nguồn năng lượng với tổng công suất lớn lên đến hơn 6.000MW vào năm 2050.
Với quy mô tổng công suất lắp đặt 6.000 MW, dự án Nhà máy điện gió ngoài khơi Cần Giờ được đề xuất đưa vào danh mục các dự án điện gió ngoài khơi tiềm năng trong dự thảo Quy hoạch điện VIII.
Chuyên gia đề nghị cơ cấu lại thị trường bất động sản thông qua điều tiết nguồn cung, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục tình trạng lệch pha cung – cầu bất động sản cao cấp và bình dân bằng công cụ quy hoạch.
Bình Thuận đề ra mục tiêu môi trường sống tiệm cận chuẩn EU vào năm 2030 và đạt chuẩn EU vào năm 2050 trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với lựa chọn du lịch, dịch vụ là trụ cột kinh tế.
Quy hoạch điện VIII đã đề ra lộ trình cắt giảm điện than mạnh mẽ để chuyển đổi, thay thế bằng các nguồn năng lượng sạch, đặc biệt là điện gió và điện khí.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng thống nhất phương án sáp nhập đơn vị hành chính 3 huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh và Cát Tiên thành 1 đơn vị hành chính cấp huyện; sáp nhập huyện Lạc Dương vào TP.Đà Lạt.
Nhằm đảm bảo tiến độ đường cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây thông xe dịp 30/4 – 1/5, ban điều hành dự án đã yêu cầu các nhà thầu tăng cường nhân lực làm việc ngày đêm suốt nhiều tháng qua để hoàn thành dự án như đã cam kết.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý I/2023, cả nước có 397 dự án đang triển khai với quy mô 453.426 căn. Trong đó, đang triển khai xây dựng 152 dự án với quy mô 153.426 căn; đang thực hiện thủ tục đầu tư 245 dự án với quy mô 300.000 căn.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu rút ngắn thời gian cho các khâu chuẩn bị dự án cao tốc Bắc Nam (từ thủ tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng), bảo đảm đến tháng 12/2022 khởi công và hoàn thành dự án vào năm 2025.
Việc Quy hoạch phân khu đô thị Sông Hồng được phê duyệt từ tháng 4/2022, nhưng theo tìm hiểu của phóng viên, cần thêm nhiều thời gian để triển khai Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng ở thực địa...
Giới chuyên gia nhận định, bất động sản vùng ven các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM là những nơi có khả năng “thống trị” và dẫn dắt thị trường đầu tư địa ốc.
Tại hội thảo “Xóa trắng cao tốc-phát huy lợi thế ĐBSCL” nhiều chuyên gia, doanh nghiệp đã nhận định, xây dựng tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ sẽ giúp thay đổi bộ mặt giao thông miền Tây.
Tại phiên thảo luận việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành vào chiều 30/5, các Bộ trưởng, trưởng ngành đã giải trình nhiều nội dung.
Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất giữ quy hoạch đối với các vị trí dự kiến xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Theo Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch TP. HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký yêu cầu quy hoạch TP. HCM phải tạo đột phá về năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trước vấn đề các dự án bãi giữ xe ngầm tại các công viên, quảng trường vẫn "nằm trên giấy", đại diện Sở QH-KT TP. HCM cho rằng, nếu bãi đậu xe ngầm mà chỉ giữ xe thì bài toán đầu tư sẽ khó khả thi bởi chi phí đầu tư quá lớn, hiệu quả kinh tế không cao.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chấp thuận giao Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) – Chơn Thành (Bình Phước) theo hình thức PPP.
Tòa nhà thuộc khu đất vàng 61 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội có vị trí 4 mặt phố Hùng Vương, Trần Phú, Lê Trực, Nguyễn Thái Học, gần trung tâm quận Ba Đình bị chủ đầu tư phá dỡ để thực hiện dự án 11 tầng.
Với quy mô gần 11.000 ha, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40 km từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở. Quy hoạch gồm 3 phân đoạn chính và xây dựng 6 cây cầu mới vượt sông Hồng.
Quy hoạch Điện VIII phải bám sát định hướng của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam tới năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội và cam kết của Việt Nam tại COP26.