0915 15 67 76 [email protected]
Thứ sáu, 11/09/2020 21:17 (GMT+7)

Không để tình trạng người nhập cảnh gây ra ổ dịch COVID-19 mới

Ngày 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết trong tháng 9 nước ta sẽ mở lại một số đường bay thương mại, đồng thời nhấn mạnh, không được để tình trạng người nhập cảnh gây ra ổ dịch mới.

Sáng 11/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19. Cuộc họp có sự tham gia của các bộ, ngành và một số địa phương theo hình thức trực tuyến.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 9 ngày qua, không có ca nhiễm mới trong cộng đồng; số người chữa khỏi tăng lên hằng ngày, như vậy chúng ta đã kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trong phạm vi quốc gia. Chúng ta đã chỉ đạo tương đối bài bản, nhịp nhàng, chủ động, đã đẩy mạnh các biện pháp thực hiện mục tiêu kép. Và nhịp độ sản xuất kinh doanh hiện nay sôi động hơn.

Thu tuong NXP

Trạng thái bình thường mới được thiết lập. Thủ tướng nêu rõ, chúng ta tiếp tục đề cao cảnh giác, đặc biệt là ngành y tế, các bệnh viện. Ngành y tế luôn đề cao trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân trong quá trình này, đồng thời đề xuất các biện pháp kịp thời hơn trong điều kiện thực hiện mục tiêu kép. Đối với những chuyến bay từ nước ngoài vào thì từng bước, thận trọng nhưng không quá khắt khe.

Trong tháng 9 sẽ mở một số đường bay thương mại, Thủ tướng đặt vấn đề chúng ta phải quan tâm đặc biệt điều gì trong các biện pháp thường triển khai như cách ly, xét nghiệm… một cách thuận lợi nhưng chắc chắn, không để tình trạng người nước ngoài vào Việt Nam gây ra ổ dịch mới.

Trong cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 trước đó, Ban chỉ đạo cho rằng, với yêu cầu phải chung sống an toàn với dịch bệnh, phải mở cửa để đón chuyên gia, nhà đầu tư phục vụ phát triển kinh tế, vì vậy, việc triển khai phương án thực hiện xét nghiệm nhanh (tìm kháng nguyên) ngay tại các cửa khẩu, sân bay, bệnh viện, sự kiện tập trung đông người… để sàng lọc, phát hiện sớm nhất các trường hợp nhiễm bệnh, không để sót, để lọt ra cộng đồng, xâm nhập vào bệnh viện là vô cùng quan trọng.

Trên tinh thần đó, các doanh nghiệp đang khẩn trương nghiên cứu, sản xuất loại test kit nhanh tìm kháng nguyên có giá thành thấp, có thể sử dụng các loại máy móc, trang thiết bị hiện có, thời gian thực hiện ngắn hơn nhưng độ nhạy, độ đặc hiệu tương đương hoặc cao hơn phương pháp Realtime -PCR hiện nay.

Lãnh đạo Bộ KH và CN cho biết sẽ đặt hàng mua test kit nhanh tìm kháng nguyên của các công ty trong nước sản xuất để thử nghiệm trên thực tế. Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết cũng sẽ đặt hàng doanh nghiệp tổ chức xét nghiệm tại sân bay như kinh nghiệm một số nước trên thế giới. Các đơn vị liên quan cần tạo điều kiện cao nhất để thử nghiệm tất cả các loại test kit xét nghiệm nhanh do doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, sản xuất. Nếu những loại test kit này sử dụng tốt, giá thành thấp thì chúng ta có thể tính đến phương án mở rộng xét nghiệm nhanh ở các bệnh viện, sự kiện tập trung đông người… Bộ Y tế tiếp tục đề nghị  siết chặt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong các cơ sở khám, chữa bệnh, không để cho mầm bệnh trong cộng đồng lây nhiễm vào các bệnh viện.

Theo báo cáo của Bộ Y tế (tính đến 17h ngày 10/9), hầu hết các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đều yêu cầu người nhập cảnh phải có Giấy xét nghiệm không dương tính với SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh (từ 2 tới 5 ngày), cách ly 14 ngày và có thể lên tới 21 ngày sau khi nhập cảnh (tại nhà hoặc cách ly tập trung).

Đến nay, Việt Nam ghi nhận 1.059 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 402 trường hợp nhập cảnh từ nước ngoài, 657 trường hợp mắc trong nước, trong số đó có 35 trường hợp tử vong, là những bệnh nhân có nhiều bệnh lý nền nặng.

Về tình hình xét nghiệm, từ 23/7-08/9, thực hiện 625.431 xét nghiệm trong tổng số 1.063.656 xét nghiệm Realtime RT-PCR từ đầu dịch (chiếm 58,8%). Hiện nay, tổng số người đã được xét nghiệm là 1.239.174 lượt người.

Theo Bộ Y tế, hiện trên thế giới có hơn 250 loại vaccine ngừa COVID-19 đang được nghiên cứu và thử nghiệm, trong đó có 8 loại tiềm năng nhất đang được thử nghiệm ở giai đoạn 3 và cũng là giai đoạn cuối cùng. Vaccine Sputnik V đầu tiên do Nga sản xuất, từ ngày 9/9/2020 có thể thực hiện tiêm phòng vaccine Sputnik V cho khoảng 40.000 tình nguyện viên đăng ký trực tuyến. Việc tiêm phòng gồm 2 liều với khoảng thời gian giữa 2 liều là 21 ngày. Tại Trung Quốc, ngày 7/9, hãng dược Sinova Biotech lần đầu tiên công bố các dữ liệu liên quan kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 và 2 của vaccine COVID-19 CoronaVac. Ngoài ra, Mỹ cũng đang chuẩn bị sẵn kế hoạch tiếp nhận và phân phối "một lượng hạn chế" một hoặc 2 loại vaccine dự kiến ưu tiên miễn phí cho các nhóm nguy cơ cao như nhân viên y tế, an ninh, nhân viên và người ở các nhà dưỡng lão.

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ & Sáng tạo

Bạn đang đọc bài viết Không để tình trạng người nhập cảnh gây ra ổ dịch COVID-19 mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vị thế Việt Nam nhìn từ “tài sản” tự nhiên
Quả thực viết một bài báo ngắn về một đề tài lớn như vậy rất khó. Hơn nữa tôi chỉ là công dân bình thường làm gì có tầm nhìn đủ bao quát để tìm và chỉ ra những vị thế tài sản tự nhiên của Việt Nam.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3
Tăng giá trần vé máy bay nội địa, quy định về chuẩn quốc gia với cơ sở giáo dục đại học, thu phí khai thác sử dụng tài liệu địa chất, khoáng sản... là những chính sách mới sẽ có hiệu lực trong tháng 3/2024.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.