0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 08/07/2020 16:49 (GMT+7)

Nâng tầm sản phẩm OCOP: Đẳng sâm 4 sao của vùng đất Quảng Nam

Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018- 2020, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã chọn cây đẳng sâm làm sản phẩm để xây dựng thương hiệu như rượu, trà và cao đẳng sâm.

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là một trong những chương trình được tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao đời sống người dân, nhất là ở khu vực nông thôn miền núi. Thời gian qua, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP). Đây được coi là hướng đi đúng trong việc nâng cao thu nhập cho người dân, tạo ra những sản phẩm tốt, có thương hiệu được chứng nhận... góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng bền vững.

Hiện, tỉnh Quảng Nam có hơn 80 sản phẩm đặc trưng đạt 4 sao và 3 sao. Riêng huyện Tây Giang có 5 sản phẩm, trong đó có 2 sản phẩm đạt 4 sao là cao đẳng sâm và trà túi lọc đẳng sâm.


xds

Đẳng sâm Quảng Nam


Đẳng sâm là cây dược liệu sẵn có ở xã các xã A Xan, Tr’Hy, Gari, Ch’Ơm huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. Song diện tích trồng bị phân tán, nhỏ lẻ và việc thâm canh chăm sóc cây trồng hạn chế, sản lượng còn thấp. Thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” giai đoạn 2018- 2020, huyện Tây Giang đã chọn cây đẳng sâm làm sản phẩm để xây dựng thương hiệu như rượu, trà và cao đẳng sâm. Việc phát triển trồng cây đẳng sâm đã giúp nhiều hộ dân có thu nhập ổn định, vươn lên làm giàu.

Ông Bhling Mia, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, việc xây dựng, phát triển chương trình OCOP trên địa bàn huyện đã tạo động lực giúp các xã đẩy mạnh phát triển sản phẩm đặc trưng, thế mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế, tạo động lực giảm nghèo. Huyện chú trọng phát triển 2 cây dược liệu chủ lực là ba kích và đẳng sâm. Sắp tới, địa phương có hướng bày bán 5 sản phẩm này tại trung tâm huyện để giới thiệu sản phẩm tới khách du lịch.

Chủ tịch UBND huyện cho biết, hiện nay huyện cũng đang hướng tập trung 5 sản phẩm này lại và thành lập một trung tâm OCOP tại huyện, đưa hết toàn bộ sản phẩm này trưng bày về trung tâm lớn. Huyện sẽ có cơ chế hỗ trợ từng sản phẩm, đầu tư về hạ tầng, đường kết nối các điểm vùng nguyên liệu. Bên cạnh đó, tới đây huyện cũng sẽ tổ chức lớp quản trị thông qua HTX, các liên kết chuỗi giá trị.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Nâng tầm sản phẩm OCOP: Đẳng sâm 4 sao của vùng đất Quảng Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.