0915 15 67 76 [email protected]
Thứ hai, 27/07/2020 07:51 (GMT+7)

Quản lý đồng bộ, thống nhất các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có các khu dữ trữ sinh quyển (DTSQ) với nguồn đa dạng sinh học phong phú.

Đến nay, Việt Nam đã có 9 khu dữ trữ sinh quyển (DTSQ) được Chương trình con người và sinh quyển thế giới (MAB-UNESCO) công nhận. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 2, sau Indonesia, về số lượng các khu DTSQ.

Đặc trưng nổi bật khu DTSQ nước ta thuộc cả vùng đồng bằng, miền núi, ven biển và hải đảo, bao gồm: khu DTSQ rừng ngập mặn Cần Giờ (2000), khu DTSQ Quần đảo Cát Bà (2004), khu DTSQ châu thổ sông Hồng (2004), khu DTSQ ven biển và biển đảo Kiên Giang (2006), khu DTSQ miền tây Nghệ An (2007), khu DTSQ Mũi Cà Mau (2009), khu DTSQ Cù Lao Chàm - Hội An (2009), khu DTSQ Đồng Nai (2011), khu DTSQ Lang Biang (2015).

Khu DTSQ nhỏ nhất tính đến nay là Quần đảo Cát Bà với 26.241 ha và lớn nhất là Tây Nghệ An với hơn 1.3 triệu ha.

Nước ta có các khu dữ trữ sinh quyển với nguồn đa dạng sinh học phong phú

Nước ta có các khu dữ trữ sinh quyển với nguồn đa dạng sinh học phong phú


Thống kê được biết, tổng diện tích của 09 khu DTSQ của Việt Nam với hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 12,1% diện tích diện tự nhiên cả nước. Đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 1,78 triệu người. Riêng diện tích vùng lõi, chủ yếu là các Vườn quốc gia, khu bảo tồn và rừng đặc dụng chiếm 11% tổng diện tích của các khu DTSQ - khoảng 450.000ha. Nơi đây tập trung đa dạng sinh học cao với sự phong phú các dịch vụ hệ sinh thái.

Theo đánh giá chung, các khu DTSQ tại Việt Nam chứa đựng những giá trị đa dạng sinh học đặc sắc và đóng góp cho sự phát triển địa phương. Điển hình như hệ sinh thái biển đảo; hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và biển; hệ sinh thái rừng nhiệt đới; hệ sinh thái rừng trên đất liền và đất ngập nước nội địa. Các khu DTSQ hiện nay đóng góp quan tọng trong bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các hoạt động phát triển kinh tế.

Khu DTSQ là một mô hình độc đáo với phương châm hài hoà giữa bảo tồn và phát triển thông qua đảm bảo thực hiện 3 chức năng gắn với 3 phân vùng (Vùng lõi, Vùng đệm, Vùng chuyển tiếp): gồm bảo tồn ĐDSH; phát triển kinh tế thân thiện với môi trường; và hỗ trợ nghiên cứu, giáo dục và đào tạo với sự tham gia của các bên: các ban ngành, kinh tế tư nhân, nghiên cứu, người dân địa phương.

Khu dữ trữ sinh quyền: Cần quản lý đồng bộ, thống nhất

Khu dữ trữ sinh quyền, cần quản lý đồng bộ, thống nhất


Để khu DTSQ được quản lý, bảo vệ đúng với tiềm năng, các chuyên gia đề xuất cần có các giải pháp cụ thể và đồng bộ.

Trước hết cần thể chế chế hóa chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức quản lý, đưa nội dung quản lý các khu DTSQ vào Luật BVMT năm 2014 sửa đổi. Trong thời gian tiếp theo tiếp tục xây dựng các Nghị định, Thông tư hướng dẫn quản lý, cũng như quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quản lý các khu DTSQ cho các Bộ, ngành liên quan và địa phương.

Do có nhiều cơ quan quản lý khu DTSQ nên cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan, trong đó có Bộ Ngoại giao, Bộ Khoa học và Công nghệ; xây dựng mô hình quản lý tại các khu DTSQ từ cấp Trung ương đến địa phương. Xây dựng Chiến lược phát triển các khu DTSQ trình cấp thẩm quyền ban hành theo hướng tiếp cận quản lý các khu DTSQ của Việt Nam. Đồng thời, xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật, quản lý cho các khu DTSQ, hướng dẫn lập kế hoạch quản lý các khu DTSQ; hướng dẫn xây dựng các mô hình quản lý tài nguyên thiên nhiên, các mô hình cải thiện sinh kế cộng đồng... Đối với các khu DTSQ tiềm năng cần hướng dẫn quy trình, cũng như nội dung hồ sơ đề cử trở thành khu DTSQ.

Bên cạnh đó, thực hiện các nhiệm vụ song song như chú trọng công tác tăng cường năng lực, truyền thông nâng cao nhận thức, quảng bá cho các bên liên quan về giá trị vai trò cũng như tham gia trong công tác quản lý các khu DTSQ. Thúc đẩy xây dựng cơ sở dữ liệu cho các khu DTSQ trong hệ thống cơ sở dữ liệu ĐDSH quốc gia. Tiếp tục huy động nguồn lực, sự tham gia các tổ chức quốc tế, các dự án hỗ trợ cho các khu DTSQ; đánh giá một cách khoa học trước các hoạt động sử dụng, phát triển.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Quản lý đồng bộ, thống nhất các khu dự trữ sinh quyển tại Việt Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.