0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 15/08/2020 08:48 (GMT+7)

Vì sao 58 container hồ tiêu Việt kẹt tại Nepal vẫn chưa thể về nước?

Hiện 58 container hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Nepal bị mắc kẹt tại cảng Nepal và biên giới Nepal-Ấn Độ do lệnh cấm nhập khẩu.

Các doanh nghiệp cho biết tới thời điểm này, 58 container hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang Nepal bị mắc kẹt tại cảng Nepal và biên giới Nepal-Ấn Độ do lệnh cấm nhập khẩu ban hành ngày 25/3/2020 của Chính phủ Nepal vẫn đang "bế tắc" trong việc đưa hàng về Việt Nam dù đã được phía Nepal đồng ý cho tái xuất.

Bà Trần Phước Hậu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Trân Châu, cho biết hiện tại hầu hết các container hồ tiêu tại cảng Birgunj đã được Hải quan Nepal cấp chứng nhận đủ điều kiện tái xuất (NOC), số container tại Kolkata (Ấn Độ) đã trình hồ sơ lên hải quan Kolkata từ ngày 16/7 tới nay. Tuy nhiên, hải quan Kolkata vẫn chưa kiểm tra và thông qua.


hg

Hồ tiêu Việt Nam vẫn đang kẹt tại Nepal

Trong khi đó, theo thông tin từ phía đại lý hải quan mà doanh nghiệp thuê làm thủ tục, một số container hồ tiêu đã bị chuyển hồ sơ sang cơ quan kiểm soát gian lận thương mại ở biên gới Nepal và Ấn Độ (DRI) và chưa biết kết quả có được thông qua hay không.


Lãnh đạo một doanh nghiệp khác chia sẻ: Nếu phân quy trình đưa các container hồ tiêu mắc kẹt tại Nepal và biên giới Nepal-Ấn Độ về lại Việt Nam thành 10 bước thì tới nay, các container ở cảng Birgunj mới được giải quyết 1 bước là cấp NOC.

Trong khi đó, các container ở Kolkata hầu như chưa có tiến triển gì ngoài thông báo được phép tái xuất. Các hồ sơ đã trình lên hải quan khu vực biên giới Nepal-Ấn Độ ít nhất là hai tuần cũng chưa được cơ quan này ký thông qua. Mặc dù, hàng đã được Hải quan Nepal cho phép tái xuất nhưng nếu hải quan biên giới không thông qua thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng không thể kéo hàng. Nguyên nhân là do Nepal không có cảng biển và hàng hóa xuất nhập khẩu đều phải trung chuyển qua Ấn Độ.

Ngay cả khi hải quan biên giới thông qua, số container từ Birgunj được kéo bằng tàu hỏa về Kolkata thì thời gian hoàn tất các thủ tục còn lại để đưa hàng lên tàu biển về Việt Nam cũng phải mất khoảng 1 tháng nữa, chưa kể thời gian tàu đi từ Ấn Độ về Việt Nam.


ds

58 container hồ tiêu Việt kẹt tại Nepal vẫn chưa thể về nước


Trong khi đó, theo doanh nghiệp chi phí lưu container mà các hãng tàu đang áp dụng là 170 USD/container/ngày. Tính trung bình với 120 ngày mắc kẹt, doanh nghiệp phải trả khoảng 20.500 USD phí lưu 1 container, thêm 5.000 USD phí lưu bãi, khoảng 3.000 USD chi phí làm thủ tục hải quan và thuê tàu lửa kéo hàng từ Nepal về cảng biển Ấn Độ, cộng với khoản chi phí vận tải chiều đi từ Việt Nam đến Nepal trước đó khoảng 3.000 USD/container. Như vậy, đến thời điểm này, mỗi container doanh nghiệp phải trả trên 31.500 USD, doanh nghiệp có nhiều container mắc kẹt nhất là 20 container, thiệt hại đã lên tới hơn 600.000 USD.

Trước đó như Thương hiệu & Sản phẩm đã đưa tin, ngày 15/7/2020, Bộ Công Thương và Vật tư Nepal đã có văn bản gửi Hải quan Nepal đề nghị cho phép tái xuất các container hồ tiêu của doanh nghiệp Việt Nam. Căn cứ văn bản cho phép của Bộ Công Thương và Vật tư Nepal, Hải quan Nepal đã tích cực xử lý. Tính đến nay, hầu hết các công hàng tiêu của doanh nghiệp Việt Nam đã được Hải quan Nepal cấp Chứng nhận đủ điều kiện giải phóng hàng (NOC).

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Vì sao 58 container hồ tiêu Việt kẹt tại Nepal vẫn chưa thể về nước?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.
OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng
Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.