0915 15 67 76 [email protected]
Chủ nhật, 27/09/2020 23:28 (GMT+7)

Khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn, ngân hàng ‘ồ ạt’ phát hành cổ phiếu

Nhiều ngân hàng hiện đang dự kiến phát hành hàng trăm triệu cổ phiếu trong những tháng cuối năm.

Ngân hàng phát hành cổ phiếu trả cổ tức và thưởng cho cổ đông

Chỉ trong vòng một tháng qua, hàng loạt ngân hàng đã quyết định chốt ngày đăng kí cuối cùng để phát hành cổ phiếu trả cổ tức và thưởng cho cổ đông.

HDBank mới đây thông báo phát hành gần 289,8 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng, tương ứng với tỉ lệ chia 30% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 30 cổ phiếu mới).

Cụ thể, HDBank sẽ phát hành gần 144,9 triệu cổ phiếu mới để chi trả cổ tức năm 2019, tương ứng với tỉ lệ chi trả là 15%. Đồng thời, ngân hàng phát hành gần 144,9 triệu cổ phiếu mới để chia thưởng, tương ứng với tỉ lệ chia thưởng 15%. Sau khi chia cổ tức và thưởng, lượng cổ phiếu lưu hành của HDBank sẽ tăng lên mức gần 1,256 tỉ đơn vị.



Ngân hàng HD bank


ACB cũng phát hành 498,8 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019, tương ứng với tỉ lệ chia 30%. Sau khi chia cổ tức, lượng cổ phiếu lưu hành sẽ tăng lên gần 2,16 tỉ đơn vị, đồng thời vốn điều lệ sẽ đạt gần 21.616 tỉ đồng.

Bac A Bank vừa qua đã chốt danh sách cổ đông vào ngày 8/9 để chi trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu với tỉ lệ 9%. Theo đó, Bac A Bank sẽ phát hành 58,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận 9 cổ phiếu mới. Sau khi chia, lượng cổ phần BAB lưu hành và niêm yết sẽ tăng lên 708,5 triệu đơn vị.

SeABank cũng ngày đăng kí cuối cùng vào 21/9 để phát hành 131,2 triệu cp để trả cổ tức năm 2019, tương ứng với tỉ lệ chia 14% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận 14 cổ phiếu mới). Đồng thời, ngân hàng sẽ chào bán hơn 140,7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỉ lệ phát hành 15,02%, với giá 10.000 đồng/cp, thấp hơn 14,25% giá trị sổ sách tại thời điểm 31/12/2019.

Hàng trăm triệu cổ phiếu ngân hàng chuẩn bị "gia nhập" thị trường

Bên cạnh những ngân hàng đã chốt ngày đăng kí cuối cùng, hàng loạt nhà băng khác cũng có kế hoạch chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ trong những tháng còn lại của năm 2020.

Vừa qua, Hội đồng quản trị TPBank đã thông qua quyết định triển khai phát hành 222,7 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động của ngân hàng (ESOP), chia cổ tức năm 2018, 2019 và chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

Trong khi đó, MB, SHB và LienVietPostBank cũng có kế hoạch phát hành hàng trăm triệu cổ phiếu để chia cổ tức trong năm nay với tỉ lệ 10 - 20%.

Đáng chú ý, nhóm các "ông lớn" ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước cũng là một trong những tổ chức dự kiến sẽ phát hành một số lượng lớn cổ phiếu để tăng vốn sau nhiều năm chi trả cổ tức bằng tiền mặt.



Ngân hàng SeAbank


Theo kế hoạch dự kiến, Vietcombank sẽ chia cổ tức 2018 bằng cổ phiếu tỉ lệ 18%, tương đương phát hành 667,6 triệu cổ phiếu, trong quí III hoặc IV.
Tương tự, BIDV cũng có kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành thêm cổ phần mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ để tăng vốn điều lệ từ 40.220 tỉ đồng lên 46.450 tỉ đồng.

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, nguyên nhân chính khiến các ngân hàng đẩy mạnh phát hành cổ phiếu để tăng vốn là bởi đang khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn, đặc biệt là trong bối cảnh nợ xấu có thể gia tăng trước tác động của dịch bệnh khiến trích lập dự phòng tăng.

Mặt khác, các ngân hàng cũng phải chuẩn bị nguồn vốn để đáp ứng các yêu cầu về tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu theo thời hạn được NHNN qui định.

Về phía cơ quan điều hành, tăng vốn cho các tổ chức tín dụng (TCTD) là một vấn đề được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rất chú trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hệ thống ngân hàng có trách nhiệm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đối phó với tác động của dịch bệnh.

Trong công văn mới đây gửi các đơn vị thuộc NHNN và các tổ chức tín dụng, Thống đốc NHNN yêu cầu khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện các thủ tục tăng vốn điều lệ cho Agribank từ nguồn ngân sách nhà nước. Đồng thời, tiếp tục xử lí vấn đề tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng VietinBank, Vietcombank,… thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Bên cạnh đó, theo Chỉ thị 02 ban hành hồi đầu năm, NHNN yêu cầu các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt trong năm nay, để dành nguồn lực giải quyết các ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, trong đó tập trung giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn, ngân hàng ‘ồ ạt’ phát hành cổ phiếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

OceanBank sắp về tay MB với giá 0 đồng
Sau gần 2 năm tham gia tái cơ cấu, MB đã hoàn tất thủ tục gửi lên Ngân hàng Nhà nước về việc nhận chuyển giao ngân hàng 0 đồng Oceanbank và đang chờ trình Chính phủ phê duyệt.
HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.
Lãi suất ngân hàng Agribank tháng 3/2024
Tháng 3/2024, Ngân hàng Agribank vừa có thông báo mức lãi suất huy động. Theo đó, mức lãi suất huy động cao nhất là 4,9% năm được áp dụng cho khách hàng cá nhân

Tin mới