0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 01/08/2020 12:58 (GMT+7)

Bình Phước giảm nửa diện tích trồng cây ca cao

Việc diện tích trồng ca cao giảm mạnh được lý giải là do thị trường có nhiều biến động, giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định...

Ngày 28/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cho biết, sau nhiều năm ồ ạt tăng, diện tích cây ca cao trên địa bàn tỉnh đang giảm mạnh.

Cụ thể, năm 2012, diện tích ca cao trên địa bàn tỉnh đạt 2.696ha, thì đến năm 2018 giảm chỉ còn khoảng 1.000ha và đến nay chỉ còn hơn 500ha. Cây ca cao được trồng tập trung chủ yếu ở Đồng Xoài, Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập.

Việc diện tích trồng ca cao giảm mạnh được lý giải là do thị trường có nhiều biến động, giá cả bấp bênh, đầu ra không ổn định, nông dân thiếu vốn, do chưa đầu tư tốt về chất lượng giống, kỹ thuật tưới, canh tác… nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao, người dân bỏ ca cao chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.


sd

Bình Phước giảm nửa diện tích trồng cây ca cao


Sở NN&PTNT tỉnh khuyến cáo, khi đầu tư trồng ca cao, người dân nên sử dụng các giống được đánh giá thích hợp với điều kiện tự nhiên như TĐ1 TĐ3, TĐ5, TĐ8. Theo quy hoạch trước đó của tỉnh, đến năm 2020 diện tích được trồng xen cây ca cao khoảng 5.000ha, năng suất 1,5 tấn/ha.

Ông Trần Văn Phương - Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bình Phước nhận định: So với những loại cây trồng xen canh khác, ca cao có nhiều ưu điểm vượt trội: Không quá cầu kỳ về kỹ thuật chăm sóc như hồ tiêu, cũng không cần nhiều nước tưới như cà phê. Ca cao là loại cây ưa ánh sáng tán xạ, thích hợp trồng xen dưới tán cây trồng khác. Khi tưới nước, bón phân cho ca cao thì các loại cây trồng khác cũng được lợi và ngược lại. Ca cao tăng diện tích che phủ cho đất, chống xói mòn, lá rụng xuống giữ ẩm đất, chống cỏ mọc. Hơn nữa, những phụ phẩm từ ca cao đều có thể tái sử dụng: Phần cơm trái để làm rượu ca cao, vỏ dùng làm thức ăn cho dê, ủ hoai làm phân bón góp phần tăng hiệu quả kinh tế.

Tuy diện tích trồng ca cao giảm dần nhưng bà Lê Thị Ánh Tuyết - Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước khẳng định: Cây ca cao rất thích hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu ở Bình Phước. Mô hình trồng xen này đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhất là những hộ có diện tích điều lớn kém năng suất, các loại cây trồng kém hiệu quả.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT Bình Phước, toàn tỉnh hiện có hơn 15 ngàn ha cây ca cao trồng xen dưới tán các loại cây trồng khác. Định hướng đến cuối năm 2020, diện tích thâm canh cây ca cao trồng xen trong vườn điều đạt từ 20 - 30 ngàn ha. Trên tổng diện tích 150 ngàn ha điều của tỉnh, có khoảng 60 ngàn ha đủ nước để nông dân trồng xen ca cao. Bình Phước cũng được Bộ NN&PTNT chọn là một trong những vùng trọng điểm phát triển cây ca cao.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Bình Phước giảm nửa diện tích trồng cây ca cao. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới