0915 15 67 76 [email protected]
Thứ tư, 29/07/2020 15:41 (GMT+7)

Việt Nam xuất siêu gần 41 triệu USD sang Bangladesh trong tháng 6/2020

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 6/2020 Việt Nam xuất siêu sang thị trường Bangladesh gần 40,7 triệu USD.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Bangladesh trong tháng 6/2020 đạt 49,3 triệu USD.

Việt Nam xuất siêu sang nước bạn hơn 40,7 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu lớn gấp 10,5 lần so với nhập khẩu.

Cụ thể, Việt Nam xuất khẩu 45 triệu USD hàng hóa sang Bangladesh, đồng thời nhập khẩu 4,3 triệu USD.

Tính chung 6 tháng đầu năm nay, cán cân thương mại thặng dư 248,2 triệu USD. Tổng kim ngạch hai chiều đạt 319,4 triệu USD.

Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta, chiếm 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này.

Một số mặt hàng xuất khẩu khác có kim ngạch trên 3 triệu USD như: xơ, sợi dệt các loại, clynker và xi măng, hàng dệt, may.

Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Bangladesh một số mặt hàng như: dược phẩm, nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày, xơ, sợi dệt các loại, nguyên phụ liệu thuốc lá,...

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Bangladesh tháng 6/2020: Xuất siêu gần 41 triệu USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam và Bangladesh tháng 6/2020, xuất siêu gần 41 triệu USD


Việt Nam và Bangladesh chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 11/2/1973. Từ đó đến nay, hai bên duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp. Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác tốt đẹp với Bangladesh. Hai nước luôn sát cánh và ủng hộ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng, bảo vệ độc lập chủ quyền và phát triển kinh tế ở mỗi nước.

Hai nước thường xuyên có sự trao đổi, hợp tác khá chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế, nhất là tại Liên hợp quốc. Hợp tác kinh tế - thương mại song phương tăng nhanh.

Trong những năm gần đây, quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam và Bangladesh có nhiều chuyển biến tích cực.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Bangladesh là clanke và xi măng, phôi thép, điện thoại di động. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Bangladesh là nguyên phụ liệu dệt may, da và giày, tân dược, vừng. Hai nước đã ký gia hạn Bản ghi nhớ về thương mại gạo đến hết năm 2022 (vào tháng 5/2017).

Về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hai bên tích cực trao đổi đoàn các cấp sang thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm về chính sách phát triển kinh tế, tái định cư và di dân, nuôi trồng thủy sản. Bangladesh đang tìm hiểu về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nuôi trai cấy ngọc cả nước mặn và nước ngọt.

Ngoài ra, các hoạt động hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo giữa hai nước cũng được tích cực thúc đẩy. Tính đến nay, Học viện Hành chính Quốc gia của Việt Nam phối hợp với Bộ Hành chính công và Trung tâm Đào tạo Hành chính công Bangladesh đã tổ chức tổng cộng 16 khóa đào tạo về hành chính công cho gần 500 cán bộ các cấp của Bangladesh tại Việt Nam.

Với những nền tảng tốt đẹp đó, Việt Nam và Bangladesh hoàn toàn có cơ sở để thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương nhằm đưa mối quan hệ phát triển lên tầm cao mới.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam xuất siêu gần 41 triệu USD sang Bangladesh trong tháng 6/2020. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.