0915 15 67 76 [email protected]
Thứ bảy, 01/08/2020 09:37 (GMT+7)

Nông sản Việt tiếp cận Hiệp định EVFTA

Các doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi nhận thức về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm và tham gia tích cực vào việc xây dựng kênh trao đổi thông tin..

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa phối hợp với Viện Ứng dụng công nghệ và phát triển nông nghiệp Việt Nam tổ chức buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh nông sản – Hành động tiếp cận EVFTA”.

Tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - Tiến sĩ Lê Thanh Hòa cho biết, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Hiệp định SPS quy định áp dụng các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS) trong thương mại quốc tế.


sf

Sản phẩm của Việt Nam cần đáp ứng yêu cầu từ đối tác. Ảnh minh họa


Khi Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do cả song phương và đa phương như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)… hay các FTA với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile, Cuba… đều có các điều khoản quy định việc thực thi SPS.

Cụ thể, gồm các cơ chế giải quyết những vấn đề về kỹ thuật, việc duy trì thị trường xuất khẩu và mở cửa thị trường xuất khẩu cho nhiều sản phẩm, mặt hàng hay ký kết các thảo thuận công nhận lẫn nhau và hài hòa lợi ích trong thương mại giữa Việt Nam với các nước đối tác.

Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cũng giới thiệu một số cam kết cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam và thị trường các nước thuộc Liên minh châu Âu. Đồng thời, cam kết mở cửa thị trường và những chỉ báo về việc mất an toàn thực phẩm rau quả xuất khẩu vào EU sẽ được quy định ở những dạng thức nào và phải đối mặt với những rủi ro, hình phạt nào khi bị phát hiện.

Theo Tiến sĩ Phạm Đồng Quảng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thách thức đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu vào EU là: Rào cản về quy định xuất xứ hàng hóa, quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch động thực vật; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gồm chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng… hay những vấn đề về thương mại công bằng, sản xuất bền vững cùng các thủ tục, điều kiện nhập khẩu vào EU. Đa phần hoạt động sản xuất tại Việt Nam thường thiên về nhỏ lẻ, phân tán, thiếu liên kết; người sản xuất thường không có thói quen ghi chép, truy xuất nguồn gốc… Vì thế, tăng nguy cơ bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ EU.


cdc

Chú ý từ khâu sản xuất cho tới đóng gói


Đối phó với hạn chế của các ngành hàng xuất khẩu sang EU, ông Quảng cho rằng các doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ Hiệp định EVFTA để tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị; trong đó, doanh nghiệp giữ vai trò đầu tàu. Cùng với đó, nên tăng đầu tư cho chế biến, nhất là chế biến sâu và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý doanh nghiệp, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất bền vững theo yêu cầu của đối tác nhập khẩu.

Đặc biệt, cần xây dựng kế hoạch giám sát chất lượng an toàn thực phẩm trồng trọt, tương tự như kế hoạch HACCP trong chế biến thực phẩm. Phải áp dụng các quy trình sản xuất tốt GAP, GApP, GAHP… các quy trình chứng nhận theo yêu cầu của thị trường như GlobalGAP hay thực hành vệ sinh tốt trong quá trình thu hoạch, bao gói và chế biến thực phẩm. Các doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức về quản lý và giám sát an toàn thực phẩm và tham gia tích cực vào việc xây dựng kênh trao đổi thông tin an toàn thực phẩm giữa cơ quan quản lý, nhà sản xuất, xuất khẩu.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Nông sản Việt tiếp cận Hiệp định EVFTA. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Các ngân hàng đặt mục tiêu cao trong năm 2024
Vừa qua, một số ngân hàng đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) với nhiều kế hoạch đáng chú ý liên quan đến việc tái cơ cấu, đẩy mạnh chuyển đổi số, tăng vốn điều lệ.
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.