0915 15 67 76 [email protected]
Thứ năm, 17/09/2020 13:42 (GMT+7)

Hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng thị phần xuất khẩu

Theo Bộ Công thương, để duy trì thông suốt hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước cần tính đến việc bắt tay với những hệ thống phân phối ngoại.

Thông tin từ Bộ Công thương, do tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nguy cơ đứt gãy nguồn cung hàng hóa hiện hữu gây tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu. Đối phó với thực trạng trên, để duy trì thông suốt hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp trong nước cần tính đến việc bắt tay với những hệ thống phân phối ngoại để gia tăng khả năng xuất khẩu gián tiếp.

Thứ trưởng Bộ Công thương - Đỗ Thắng Hải cho biết, Bộ đã làm việc với hệ thống Wallmart, Central Retail, Lotte, Aeonmall… để có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng thị phần xuất khẩu. Hiện những ngành hàng có khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu trong thời gian tới là hàng hóa thiết yếu, thực phẩm và nông, thủy, hải sản. Đại diện Aeonmall cho biết, đơn vị này đang có 21.517 cửa hàng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện một số sản phẩm đã được tham gia vào chuỗi cung ứng của Aeonmall như chuối, vải, cá ba sa, khoai lang… Đơn vị đang tìm kiếm cơ hội để gia tăng khả năng cung ứng từ nguồn hàng nông, thủy hải sản, thực phẩm từ Việt Nam.

cs

Hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng thị phần xuất khẩu


Tuy nhiên, nhiều hệ thống phân phối cho rằng, hạn chế lớn nhất của doanh nghiệp Việt là quy mô sản xuất nhỏ nên công tác quản lý còn nhiều bất cập. Đơn cử, theo tiêu chuẩn Aeonmall, sản phẩm phải được kiểm soát chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu nông trại đến bàn ăn. Thế nhưng, rất ít doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng tiêu chuẩn này. Ngoài ra, những quy định về nhãn mác hàng hóa đã có nhưng doanh nghiệp chậm thay đổi. Một vấn đề khác là do nội lực yếu nên doanh nghiệp chưa dành nhiều chi phí cho hoạt động nghiên cứu, chế biến sản phẩm mới. Điều này cũng làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp Việt.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), dịch Covid-19 không thuyên giảm trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang các thị trường trong quý II/2020.

Sau khi giảm 16% trong tháng 5 đạt 639 triệu USD, xuất khẩu thủy sản trong tháng 6 tiếp tục giảm 10% ước đạt 626 triệu USD.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu thủy sản của cả nước ước đạt trên 3,5 tỉ USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, giảm sâu nhất là cá tra khi sụt 31%, cá ngừ và mực bạch tuộc đều giảm 20%, các loại cá biển khác giảm nhẹ 2%. Chỉ có tôm giữ được mức tăng khiêm tốn

Tuy nhiên, VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản sẽ hồi phục dần vào quý III và quý IV, kết quả cả năm 2020 sẽ đạt 8,26-8,3 tỉ USD, giảm 3,8% so với năm 2019.

Theo Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm

Bạn đang đọc bài viết Hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng thị phần xuất khẩu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0915 15 67 76 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

HoSE lên tiếng sau sự cố nghẽn lệnh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) cho biết, hiện đang phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ vận hành hệ thống để kiểm tra, xác định nguyên nhân.

Tin mới

Ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng
Ngày 16/4/2024, ra mắt Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng tại địa chỉ URL: http://gombattrang.fairs.vn/. Hệ thống này trong khuôn khổ Dự án “Xây dựng Hệ thống AR/VR Làng gốm Bát Tràng” được các bên khởi động từ ngày 7/8/2023
GDP quý I/2024 tăng 5,66%
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023.